Guồng nước ở Xã Bản Bo (huyện Tam Đường, Lai Châu)
Đến vùng núi cao phía Bắc, không ai không thích thú khi đứng trước những cọn nước, nhìn vòng xoay tự nhiên đem đến nguồn nước mát lành cho con người. Đồng bào dân tộc vùng cao được coi là những người làm cọn nước rất giỏi, với những cọn nước to, bền bỉ và hiệu quả. Trước kia, bản nào cũng có cọn nước bởi bản nào cũng ở gần suối. Việc đưa nước suối về bản, về ruộng đồng là rất khó khăn, sức người có quần quật ngày đêm cũng không xuể, vì thế, cọn nước đóng vai trò to lớn trong cuộc sống người dân.
Những chiếc cọn nước khổng lồ với vòng quay chậm rãi từ lâu đã gắn liền với con suối trong mát, những cánh đồng lúa chín nặng bông. Đây cũng là một công cụ đặc biệt hỗ trợ đắc lực trong công việc dẫn nước tưới cho bà con dân bản. Đến xã 𝒃𝒂̉𝒏 𝑩𝒐 𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝑻𝒂𝒎 Đ𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈, 𝒕𝒊̉𝒏𝒉 𝑳𝒂𝒊 𝑪𝒉𝒂̂𝒖 du khách sẽ được tận mắt chứng kiến hàng chục chiếc cọn nước khổng lồ bên dòng 𝙉𝙖̣̂𝙢 𝙈𝙪 trong xanh ngày đêm quay đều không ngưng nghỉ. Không biết từ bao giờ hình ảnh những chiếc cọn nước như những bánh xe khổng lồ, chậm rãi quay những vòng quay đều đều bên dòng suối đã trở thành nét đẹp đặc trưng của người đ𝒐̂̀𝒏𝒈 𝒃𝒂̀𝒐 𝒅𝒂̂𝒏 𝒕𝒐̣̂𝒄 𝑻𝒉𝒂́𝒊 𝒕𝒂̣𝒊 𝒃𝒂̉𝒏 𝑩𝒐, 𝑻𝒂𝒎 Đ𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈.
Quá trình làm mỗi chiếc cọn nước là cả một kỳ công như những bí quyết được truyền lại từ nhiều thế hệ. Tất cả vật liệu làm cọn đều có nguồn gốc từ trong tự nhiên như: tre, nứa, gỗ, mây, vầu,… Hình dạng của chiếc cọn được định hình bời phần guồng, trục quay, hàng trăm năm qua nó trở thành bộ khung vững vàng. Tùy thuộc vào kích thước cọn nước để xác định độ dài tương ứng và số lượng của các nan cọn. Nan cọn được nối với trục quay thành khung vững chắc bằng cách đục lỗ khéo léo trên thân trục tương ứng với số nan sao cho vừa khít, sau đó cố định bằng những sợi dây mây, dây rừng dẻo dai.
Tiếp đó là đến công đoạn làm xung quanh vành khung cọn, người thợ đặt các cánh quạt đan từ phên tre để cản nước, tạo lực đẩy guồng quay. Còn những cây vầu già nhỏ và dài sẽ được dùng để cố định vòng ngoài cho cọn không bị xô lệch khi quay, đồng thời, gắn các gầu múc nước bằng ống tre. Lực đẩy của nước khiến guồng quay liên tục để gầu múc nước, đến tầm cao nhất định thì các gầu bắt đầu dốc nước vào các ống dẫn đưa nước tưới cho những thửa ruộng bạc thang quanh đó.
Guồng nước không ầm ầm tiếng máy, không hao tốn nhiên liệu hay điện năng như những chiếc máy bơm, nhưng giá trị của nó thì không hề thua kém. Cọn nước chính là những bánh xe khổng lồ nhẹ nhàng quay hết ngày này sang ngày khác, như một “động cơ vĩnh cửu”. Không đơn thuần chỉ là một công trình thủy lợi, chiếc cọn nước đã trở thành một biểu tượng, là bản sắc văn hóa độc đáo, là chứng nhân cho một nền văn minh lúa nước, góp phần làm phong phú cho nền văn hóa các dân tộc. Gắn với đời sống nhiều thế hệ, chứa đựng biết bao tâm huyết và trí tuệ của đồng bào dân tộc, nên bảo tồn những vòng quay của cọn nước cũng là gìn giữ một lối sống trong lành, gần gũi với thiên nhiên của đồng bảo dân tộc Thái nơi đây
Bài viết cùng danh mục:
- 0 Bình luận