Tốp 8- Địa điểm du lịch Cao Bằng- Bạn không thể bỏ qua

Cao Bằng là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, không chỉ thu hút khách du lịch bởi thác Bản Giốc nổi tiếng, phong cảnh núi non hùng vĩ, xen lẫn các cao nguyên đá vôi trùng điệp, mà nơi đây còn gắn liền với những cung đường quyến rũ mang đậm tính lịch sử như hang Pác Pó hay suối Lê-nin. Mệnh danh là “Công viên địa chất toàn cầu được UNESCO ghi nhận năm 2018” Cao Bằng như một bức tranh thêu dệt từ 4 mùa, Mùa xuân rộn ràng với lễ hội hòa quyện cùng màu sắc nồng nàn của hoa đào chớm nở, Mùa hạ thì Cao Bằng rực rỡ nắng vàng với hoa dã quỳ với hương vị của mùa quả chín...Mùa thu Cao Bằng với những cơn gió nhẹ, tiết trời trong xanh, nếu ai nói mùa thu buồn thì đến Cao Bằng thấy mùa thu ở đây thật tuyệt đẹp, dịu dàng nhưng cũng đầy mãnh liệt như những cô gái Cao Bằng không đẹp suất sắc nhưng khiến người ta rung động cả đời không quên. Lúa chín vàng như những bậc thang uốn éo, kéo dài theo đường đi đến những bản làng. Lá phong (người Cao Bằng gọi là Sâu Sâu) chuyển màu đỏ ngỡ như đang ở thời cổ đại...Mùa đông ở Cao Bằng thật lạnh, cái lạnh ở đây lại khiến du khách ấm lòng với sự hiếu khách của dân bản địa.

 

Khu di tích Pác Pó

Khu di tích Pác Bó là một khu di tích lịch sử quốc gia- đặc biệt của Việt Nam. Người ta thường nhớ đến rằng nơi đây là điểm dừng chân của Bác Hồ sau 30 năm bôn ba trở về nước, Bác chọn nơi này làm nơi ở và làm việc lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Cách thành phố Cao Bằng 55 km về phía Bắc, thuộc bản Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, ngày nay Khu di tích Pác Bó được xem là địa điểm lí tưởng cho những ai thích leo núi, trải nghiệm lịch sử văn hóa, hòa mình vào cuộc sống "cháo bẹ rau măng" của Bác Hồ. Khu di tích bao gồm: nhà tưởng niệm Bác Hồ, hang Cốc Pó (tên địa phương có nghĩa là “đầu nguồn”), hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài, suối Lê nin, bàn đá nơi Bác Hồ làm việc, nền nhà ông Lý Quốc Súng, nền nhà ông La Thành…

Suối Lê Nin- Một trong những điểm tham quan không chỉ ấn tượng bởi dòng nước trong xanh như ngọc, tuôn chảy hiền hòa, những đàn cá tung tăng bơi lội, mà còn tô phần sinh động với ngọn núi Các Mác hùng vĩ.

Một chuyến tham quan khu di tích Pác Pó, sẽ là những kỷ niệm khó quên bởi nét thơ mộng, không khí trong lành mang dư vị núi rừng Tây Bắc sẽ thỏa mãn lòng mong đợi của mọi du khách.

Thác Bản Giốc

Dù cách Hà Nội khá xa nhưng sự hấp dẫn, lôi cuốn của thác Bản Giốc đã xóa tan mọi trở ngại về khoảng cách và địa lý . Nằm cách Hà Nội gần 400km Thác Bản Giốc thuộc thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng  lại có một sức hút đến lạ. Dòng thác cũng chính là một đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng, khơi dậy nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, hội họa và nhiếp ảnh….

Tên gọi Thác Bản Giốc gắn liền với thiên  tình sử đầy bi thương. Truyền thuyết kể rằng, có một người con gái Tày đẹp nhất của Bản Giốc được chàng Hoàng tử đem lòng yêu mến. Nhưng người con gái này lại đem lòng yêu một chàng trai bản bên. Nàng đã từ chối tình yêu của chàng Hoàng tử. Chàng Hoàng tử đã giận dữ sai người đi bắt cô gái đem về cung giam lại. Biết chuyện, chàng trai người yêu của cô đã bất chấp mọi nguy hiểm đi tìm và cứu được người yêu. Đôi trai gái đã trốn thoát sau những ngày dài gian khổ. Khi về đến Bản Giốc, nơi trước kia họ gặp gỡ và yêu nhau thì cũng là lúc tối trời. Chàng trai và cô gái đã dừng lại khe suối ở bìa rừng để nghỉ ngơi. Vì sau nhiều ngày dài chạy trốn vất vả, cả hai đều kiệt sức, rồi lịm đi trong những vô vàn hồi tưởng về những kỷ niệm hạnh phúc ngọt ngào khi mỗi lần được ở bên nhau. Điều kỳ lạ là ngay sau ngày đôi trai gái trốn thoát khỏi nhà Hoàng tử thì trời có mưa liên tục tạo thành trận đại hồng thủy. Đến khi mưa tạnh, người ta thấy xuất hiện hai ngọn thác lớn ngày đêm miệt mài tung bọt nước trắng xóa ở khe suối, bìa rừng. Phía dưới chân thác, dòng nước lại trong xanh đến hiền hòa. Để tưởng nhớ mối tình thủy chung đầy bi thương của đôi trai gái, người dân đã đặt tên thác là Bản Giốc.

Đến thác Bản Giốc, ngay từ xa du khách đã nghe thấy tiếng thác nước réo ào ào. Từ độ cao trên 30 m những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng nước thành 3 luồng như ba dải lụa trắng. Ngày đêm thác nước cuồn cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng làm tung lên vô vàn hạt bụi trắng toả mờ cả một vùng rộng lớn. Vào những ngày nắng, làn hơi nước còn tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo. Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh mướt.

Làng đá Khuổi Ky

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh; Sống trong thung không chê thung nghèo đói”

Mang đậm màu sắc núi rừng bao la, theo chân nhà thơ Y Phương đến thăm làng “Khuổi Ky” một ngôi làng mang đậm nét lịch sử thời nhà Mạc thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng khánh, du khách sẽ ngỡ ngàng trước một không gian bao la với những ngôi nhà sàn băng đá vững chãi vươn cao, bền bỉ, kiên định, bao bọc, chở che những cư dân hiền lành, chất phác vùng biên viễn. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người, vẻ đẹp của những sắc màu tự nhiên và cuộc sống sinh hoạt hòa quyện vào nhau, tạo nên những màu sắc và hình khối đẹp đến khó tả.

  Động Ngườm Ngao

Động Ngườm Ngao mê cung kỳ diệu: Là một động lớn được hình thành từ sự phong hoá lâu đời của đá vôi.  Ngườm Ngao (tiếng dân tộc Tày có nghĩa là hang Cọp hay còn gọi “hang giữa thung lũng đá”) do người dân địa phương phát hiện năm 1921. Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m, gồm 3 cửa chính: cửa Ngườm Lồm quanh năm mát lạnh nằm ẩn mình dưới những khối đá dưới chân núi; cửa Ngườm Ngao cách chân núi vài trăm bậc thang và cửa Bản Thuôn phía sau núi, kề cận bản Thuôn của người Tày.Vòm động khép lại rồi lại mở ra, tạo cho người xem một sự thích thú bất ngờ. Nhũ đá mọc từ dưới lên, thả từ trên xuống, nhũ thẳng đứng, nhũ to, nhũ nhỏ… rất sinh động như một thỏi nam châm hút khách.

Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc

Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc được xây dựng khang trang trên ngọn núi Phia Nhằm, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh), cách thác Bản Giốc khoảng 500m. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc thuần Việt, gồm các hạng mục: Cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống, bia đá và tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, đền thờ các anh hùng dân tộc, Nam Việt Triệu Tổ Hùng Vương các đời, nhà khách cùng các hạng mục cảnh quan phụ trợ. Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc có tầm quan trọng trong việc phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc thành Khu du lịch trọng điểm quốc gia.

 Hồ Thang Hen

Thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng ở độ cao hàng nghìn mét so với mặt biển, hồ Thang Hen là một hồ đẹp trong số 36 hồ nằm ở trên núi của nước ta. Nằm ở giữa một vùng núi non và màu xanh của cây vươn mình trên các vách đá cheo leo soi bóng xuống mặt nước trong, uốn lượn theo dòng mũng mấp mô những mỏ đá ngầm. Hồ Thang Hen có hình thoi, rộng khoảng 300m, dài hơn 1.000m, giữa rừng trám trắng, trám đen nhô lên những khối đá tai mèo. Phía đầu nguồn là một cái hang rộng, từ trong hang nguồn nước chảy ra suốt ngày đêm.

 Đặc biệt nước hồ Thang Hen hàng ngày lại có hai đợt “thủy triều” lên và xuống. Vào mùa lũ, trong khi các hồ khác nước đỏ lựng thì nước hồ Thang Hen vẫn luôn trong xanh. Mùa cạn nước sâu chừng 10m. Gần hồ Thang Hen còn có hồ Thăng Luông, giữa hồ nhô lên một quả núi phong cảnh rất ngoạn mục.

Tuyệt tỉnh cốc- Núi thủng

 Tạm quên đi sự náo nhiệt, ồn ào nơi thành thị, những người lữ khách phương xa rủ nhau lên miền sơn cước săn mây, lưu lại khoảnh khắc tuyệt vời của thiên nhiên ghé thăm Núi Thủng nằm trong khu vực 36 quần thể Hồ Thang Hen, thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, Tỉnh Cao Bằng là một điểm đến để lại ấn tượng khó phai mờ trong lòng du khách.

“Tuyệt tỉnh cốc” là tên gọi mỹ miều của Núi Thủng mà thiên nhiên đã ban tặng cho dân bản Cao Bằng. Từ lâu nơi đây đã trở thành điểm đến yêu thích của các tín đồ du lịch nhờ phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ. Theo bà con nơi đây sở dĩ địa danh này có tên là Núi Thủng là bởi hình dáng bên ngoài của ngọn núi. Phía bên trên đỉnh, có một hang hình tròn đường kính khoảng 50 m, xuyên từ mặt bên này, sang mặt bên kia núi tạo thành một “lỗ thủng hình tròn” độc đáo.

Núi Thủng nằm xen kẽ với các núi đá trập trùng, bên dưới được bao bọc bởi những vạt cỏ xanh mượt, uốn lượn tạo nên vẻ đẹp nên thơ, bình yên như tranh vẽ.

Đặt chân đến đây, du khách còn được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh quan kỳ thú, “độc nhất vô nhị” với 36 hồ nước liên thông. Trong đó, điểm độc đáo là mực nước các hồ có thể thay đổi theo mùa, “cùng cạn, cùng đầy” đôi khi chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn, nhưng cũng đủ để làm say nắng tâm hồm của bao du khách.

 Đèo Mã Phục

Đèo Mã Phục là ranh giới huyện Hòa An và huyện Trà Lĩnh, đây được gọi là con đèo đẹp nhất trên trục đường QL3 từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng, cách Cao Bằng 22 km, thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Để lên được đến đỉnh con đèo này bạn phải đi qua 7 vòng dốc. Đỉnh đèo Mã Phục bị kẹp giữa hai ngọn núi tựa như một cổng thành trước khi ra khỏi thành phố đi về 5 huyện phía Đông Thành phố Cao Bằng. Từ trên đỉnh núi du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng trọn vẹn bức tranh phong cảnh hữu tình, phía xa xa là bóng dáng của những ngọn núi ẩn hiện trong màn sương mỏng mờ khói, điểm tô vào đó là gam màu xanh của cỏ cây khiến du khách ngỡ như đang lạc bước vào chốn bồng lai hạ giới vậy! Đường đèo hẹp, quanh co, đây chắc chắc sẽ là địa điểm du lịch Cao Bằng được yêu thích của các bạn trẻ thích chinh phục thử thách.

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

  1. Gherezghiher TB, et al best place to buy cialis online

Viết Bình luận