Nhân sư khổng lồ - Bí ẩn nơi sa mạc còn giấu kín

Tượng Nhân Sư Khổng Lồ - những bí ẩn còn bỏ ngỏ

Truyền thuyết nhân sư Ai Cập

Tượng nhân sư nằm tại sa mạc Ai Cập, cách thủ đô Cairo khoảng 13km. Thường được mô tả với thân Sư tử và đầu người, đội một chiếc khăn trùm đầu hoàng gia. 

Tổng thể bức tượng chiếm một diện tích khoảng 368m2, cao hơn 20m. Hai bên cánh mũ rộng 1.57m, phần mũi 1.7m. Truyền thuyết nói người Ai Cập cổ đại tạc nên bức tượng này (triều đại của Pharaon Khafra 2558-2532 TCN)

“Câu đố của Sphinx”

Truyền thuyết kể rằng, Sphinx là yêu quái sống ở ngoại thành Thebes - Ai Cập. Có cha là khổng lồ Typhon và mẹ là yêu quái rắn Echidna.

Sphinx có thân sư tử và đầu của con người. Được nữ thần Mu-si chỉ dạy, nên Sphinx rất thông tuệ. Tuy vậy, bản tính lại hung tàn và thích ăn thịt người. Hắn thường bắt người qua đường trả lời câu hỏi của mình. Nếu đáp sai sẽ bị xé xác.

Cho đến một ngày, con trai của quốc vương Ai Cập cũng trở thành mồi ngon của Sphinx. Vô cùng thương xót, Ngài đã thông báo toàn vương quốc và các quốc gia láng giềng. “Ai có thể hàng phục được Sphinx, ông sẽ trao lại toàn bộ vương quốc cho người đó.”

Nơi bờ biển Hy Lạp xa xôi, chàng thanh niên Oedipus hay tin, liền vượt biển tới Ai Cập. Và ngay lập tức đi tìm con yêu quái. Sau một hành trình dài, Oedipus đã tìm thấy nhân sư trên sa mạc.

Oedipus vs Sphinx

Sphinx khá hứng thú, con mồi dâng tới miệng như thế này là lần đầu tiên hắn thấy. Ngẩng cao đầu, Sphinx cất giọng:

  • Này chàng trai, tuy rằng ngươi tự dâng tới miệng ta, nhưng luật lệ là không thể bỏ. Nếu ngươi có thể vượt qua, ta sẽ để ngươi đi. Còn không…

Không một chút do dự, Oedipus đáp:

  • Hỡi Sphinx, người hãy đặt câu hỏi, và ta sẽ cho người đáp án. Đổi lại người phải hứa sẽ không làm hại người vô tội. 

Nheo con mắt to vàng óng ả, Sphinx nhìn chòng chọc vào Oedipus:

  • Loài người, ngươi đoán xem: “Con gì buổi sáng đi 4 chân, buổi trưa đi 2 chân, buổi tối đi 3 chân. Trong muôn loài, chỉ có nó mới đi đường trong thời gian khác nhau thì dùng bước chân khác nhau. Khi nó đi nhiều nhất, cũng là lúc tốc độ và sức lực nhỏ nhất. 

Nói xong, Sphinx lẳng lặng đứng chờ câu trả lời của người thanh niên. Một bữa trưa ngon lành đang chờ đợi hắn. 

Không một chút chậm chễ, Oedipus đáp lời: 

  • "Đó chính là con người! Khi bé, là buổi sáng của sinh mệnh, trẻ con phải dùng chân lẫn tay mà bò, đó là đi 4 chân. Lúc này tuy phải dùng nhiều chân nhưng tốc độ và sức lực lại nhỏ nhất. Sau đó lớn lên vào lúc tráng niên, cũng là buổi trưa của sinh mệnh, đi lại bằng 2 chân. Tới tuổi về già, cơ thể suy nhược, đi lại phải dùng đến gậy, đó là đi bằng 3 chân!"

Sững sờ vì sự thông minh của người thanh niên, Sphinx không còn nói được gì nữa. Cảm thấy quá xấu hổ, không biết trốn vào đâu, hắn liền lao thẳng xuống đất và chết. 

Khải hoàn

Quốc vương Ai Cập sau khi nghe được tin vui đã giữ đúng lời hứa. Ông trao lại vương quốc cho Oedipus để tỏ lòng cảm ơn người dũng sĩ . Trước khi nhường ngôi, ngài ra lệnh cho thợ tạc tượng Sphinx ở nơi nó thường xuất hiện. Pho tượng này to bằng cả một mảng núi, để cho mọi người nhớ đến các con ác quỷ đã từng xuất hiện trong lịch sử Ai Cập.

Câu đố khác

Ngoài ra còn có một câu đố khác, tuy vậy lại ít phổ biến hơn. “Có hai chị em: người này sinh ra người kia và người kia sinh ra người này.” (Câu trả lời: “Ngày và đêm”, cả hai từ đều là giống cái trong tiếng Hy Lạp)  

Bí ẩn về lịch sử tượng nhân sư Sphinx

Có rất nhiều lời đồn đoán về thời điểm xuất hiện của Sphinx. Trong số đó phổ biến nhất là khoảng năm 2500 TCN, thời Khafre thứ tư vương quốc Ai Cập Cổ. Có 2 truyền thuyết về việc nhân sư có khuôn mặt giống Khafre:

  • Truyền thuyết thứ nhất: Khi Khafre đi kiểm tra Kim Tự Tháp đang xây, nhìn thấy một tảng đá to lớn bèn lệnh cho thợ tạc một pho tượng sư tử mặt người có tướng mạo như ông. 
  • Một người thợ đã tấu lên Khafre đề nghị tạc nên pho tượng Nhân sư với khuôn mặt và nụ cười cao ngạo thâm sâu của Khafre, thể hiện cho trí tuệ và uy nghiêm của Pharaoh.

Khám phá của khoa học

Tuy nhiên, tại hội nghị địa chất học nước Mỹ tháng 10 - 1991, một số tuyên bố mới nhất đã gây chấn động: Niên đại của tượng sư tử mặt người này xuất hiện rất sớm, trước thời Khafre vài nghìn năm. Nghĩa là, trên thực tế phải khoảng 5000-7000 năm TCN. 

Khám phá mới này của các nhà địa chất làm cho các nhà khảo cổ phải ngạc nhiên. Họ cho rằng những kiến thức mà họ nắm được thì vài ngàn năm trước khi Khafre thống trị Ai Cập, người sống ở vùng Cairo ngày nay không thế có khả năng tạc được tượng sư tử mặt người, thậm chí cũng không có nhu cầu này .

Nếu thừa nhận cách giải thích của các nhà địa chất tức là tượng sư tử mặt người này đã có 7000-9000 năm lịch sử . Vậy thì làm ra pho tượng này sẽ không phải là người Ai Cập mà là một nhóm sinh vật có trí tuệ cao cấp ở bên ngoài trái đất thực hiện!!

Nhưng việc xác định "tuổi đời" của pho tượng mà các nhà khoa học địa chất đưa ra thì các nhà khảo cổ lại hoàn toàn phủ định . Thế là các chuyên gia thiên văn học vũ trụ đang đứng ngoài vòng liền khắng định tương sư tử mặt người thực sự do người ngoài trái đất thực thực hiện . Vì đã cho rằng Kim tự tháp do người ngoài trái đất thực hiện mà tượng sư tử mặt người này cũng là kiệt tác đồng thời thì tại sao lại không phải?

Nan đề còn lại

Cuộc tranh luận trên đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Những bí mật thật sự về pho tượng nhân sư Sphinx vẫn chưa được sáng tỏ.

Thực sự thì ai đã là người tạo nên bức tượng này, ý nghĩa của nó là gì??? Câu hỏi vẫn còn đó, thêu dệt thêm nhiều truyền thuyết của sa mạc

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận