Những điều cần biết khi đi Tây Tạng

tây-tạng-đạt-lượng-khách-kỷ-lục-vào-năm-2014

cung-điện-potala-bảo-tàng-văn-hóa-tây-tạng

 

Tuy đường xá đi lại phức tạp, địa hình hiểm trở nhưng vùng đất Tây Tạng huyền bí có những điều thú vị đáng để khám phá.

 

 

Sau đây là những thông tin cần có trong sổ tay du lịch Tây Tạng của bạn:

1. Thời tiết

 Nhiệt độ mùa hè ở Tây Tạng khá cao, trong khi mùa đông lại lạnh giá. Thời điểm thích hợp để đến Tây Tạng là từ tháng 4 đến đầu tháng 11, trong đó tháng 8 đến tháng 10 được coi là đẹp nhất. Nhưng nếu chỉ ở lại Lhasa, bạn có thể đi bất cứ lúc nào trong năm.

2. Đi lại

Có hai cách phổ biến để đến Tây Tạng là đi tàu hoặc máy bay. Nếu chọn đường hàng không, bạn có thể bay từ Việt Nam sang Thành Đô (Trung Quốc) rồi chuyển tiếp chặng Thành Đô đi Lhasa. Nếu chọn đi tàu, bạn có thể mua vé cho tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng.

Ở Tây Tạng, khoảng cách trung bình giữa các thị trấn khoảng 300 - 400 km. Ở vùng trung tâm thì gần hơn, khoảng 70 -120 km. Bạn có thể di chuyển bằng xe máy kiểu túc túc hoặc taxi trong thủ đô Lhasa. Những điểm du lịch ngoài Lhasa, bạn phải đi xe buýt.

3. Visa

Tây Tạng là khu tự trị nên ngoài phải xin visa Trung Quốc, bạn còn phải xin giấy phép vào Tây Tạng do Tổng Cục Du lịch Tây Tạng phát hành. Nếu bạn vào Tây Tạng bằng đường không, bạn cần lấy được giấy phép này trước thì hãng hàng không mới có thể xuất vé. Nếu đi bằng đường bộ thì bạn phải xuất trình giáy phép này tại cửa khẩu Tây Tạng. Do dó, bạn nên đặt tour ở một công ty du lịch tại Trung Quốc để làm thủ tục để nhập cảnh vào Tây Tạng được nhanh chóng và thuận tiện.

Thủ tục cần làm trước ngày đi khoảng 20 ngày, chi phí khoảng 50 - 70 USD. Nếu bạn chỉ đi Lhasa và Shigatse (2 trung tâm phật giáo lớn) thì thủ tục đơn giản hơn. Nhưng nếu muốn đi ra ngoài phạm vi Lhasa về phía Tây hoặc Tây Nam, bạn phải có giấy phép đi du lịch Tây Tạng do an ninh du lịch cấp.

4. Tham quan

Cung điện Potala: Theo tiếng Sankrit nghĩa là Cung điện của Bồ Tát. Nằm tại Lhasa, đây là nơi ở và làm việc của các vị Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng. (Tham quan cung điện Potala phải đăng ký hẹn giờ trước. Họ kiểm tra an ninh như ở sân bay.)

Chùa Đại Chiêu (Jokhang): Được xây dựng từ năm 693, nằm ngay tại trung tâm thành phố Lhasa có khu vườn rộng 25.000 m2 và 370 phòng. Đây vừa là ngôi chùa cổ, vừa là tu viện nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng.

Tu viện Dzongchen:  Là một trong 6 tu viện lớn theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy ở Tây Tạng.

Thành phố Shigatse: Là thành phố lớn thứ hai ở Tây Tạng qua cung đường tuyệt đẹp từ Lhasa. Trên đường đi, bạn sẽ ngắm đèo Gangbala hùng vĩ, Yanmdrok Lake rộng lớn và cây cầu lớn bắc qua sông Yarlung Tsangpo. Bạn nhớ viếng tham quan đại cổ tự Tashihunpo tại Shigatse, là nơi ở của các vị Đạt Lai Lạt Ma và có tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất thế giới. 

Suối nước nóng Yangbajain: Nơi này hấp dẫn khách du lịch bởi nó là suối nước nóng cao nhất thế giới với độ cao hơn 4.267 m. Nước phun lên khỏi mặt đất ở 28 độ C, cao hơn cả nhiệt độ sôi ở trên độ cao này. Ngày nay, nhiều bể bơi trong nhà và ngoài trời được xây dựng dành cho du khách tận hưởng dòng nước ấm tự nhiên và tốt cho sức khỏe.

Hồ nước mặn Namtso: Nằm trên đỉnh núi có tuyết phủ Nyainqentanglha, rộng 1.948 m2. Biển hồ nước mặn Namsto cách Lhasa 112 km. Bạn chỉ cần đi xe ô tô, xe máy hay xe buýt là đến được.

Làng Gyama và Tu viện Rabye Ling: Nằm tại thung lũng Gyama, phía đông Lhasa. Từ làng Gyama, bạn có thể đi bộ khoảng một tiếng về phía nam để đến thăm tu viện Rabye Ling. Tu viện có quy mô nhỏ với một vài bức tranh đẹp và một câu thần chú bằng đá được cho là tự nhiên xuất hiện vào ngày sinh của vua Songtsen Gampo - vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử Tây Tạng, người đã thống nhất miền đất này vào thế kỷ 17..

Bạn có thể đi tự túc bằng xe buýt từ Lhasa để đến tham quan nơi này. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi bằng đường cao tốc Gongkar Gyelpo, cách ngôi làng 2 cây số về phía nam.

5. Chú ý

- Không chụp ảnh nhân viên an ninh, quân đội. Bạn có thể sẽ phải trả tiền khi chụp ảnh tại một số điểm tham quan.

- Không nên vào các ngõ phố nhỏ nếu không có hướng dẫn viên đi cùng, tránh hỏi những vấn đề tôn giáo nhạy cảm.

- Mua bán hàng lưu liệm có thể mặc cả.

- Nên đổi tiền Tệ ở Việt Nam, bên đó đổi từ USD không có lợi.

- Thức ăn ở Tây Tạng tương đối giống ở Trung Quốc. Đồ ăn của người Tạng rất khó ăn. Dù vậy bạn cũng nên ăn thử cho biết.

Vy An

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận