Phim “Sống cùng lịch sử”: Tô đậm về Đại tướng nhân văn

Đạo diễn, NSND Thanh Vân đang làm tổng chỉ huy bộ phim “Sống cùng lịch sử” nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (2014). Phóng viên NTNN trò chuyện cùng ông về bộ phim mới này.

 

Đang tăng tốc làm bộ phim cho kịp ngày kỷ niệm, chắc ông cũng căng thẳng lắm?
 
- Có lẽ chúng ta cần có sự thay đổi tình trạng này, tức là các chương trình lớn 50 năm, 60 năm đều rất cụ thể, năm 2014 sẽ có kỷ niệm 60 năm Điện Biên Phủ, 2015 có 40 năm giải phóng miền Nam... tất cả đều được biết trước thì nên có sự xuất phát sớm từ xây dựng dự án làm phim cho đến lúc thực hiện nó. Nhưng hiện nay hầu như tất cả các phim lịch sử đều rơi vào cập rập, xuất phát phim không muộn, nhưng cách vận hành như duyệt kịch bản, duyệt kinh phí cho các giai đoạn sản xuất kéo dài nên đến lúc bắt tay vào làm đã là sát ngày lễ, kết quả phim lúc nào cũng ở tình trạng vội vã. 
 
Ông có thể chia sẻ về nội dung của bộ phim “Sống cùng lịch sử”?
 
- Nội dung phim cũng đơn giản, đó là có một nhóm thanh niên đi phượt (dã ngoại) khám phá các vùng miền, thiên nhiên của Việt Nam, trong đó họ có sự tìm hiểu về lịch sử, cụ thể là chiến dịch Điện Biên Phủ. Một điểm mới trong bộ phim này, tất nhiên ở nước ngoài thì đây không phải là điều mới, là thủ pháp đồng hiện. Tức là các bạn trẻ khi đến vùng đất đó thì không chỉ thể hiện ở trong vai trò người quan sát, mà còn tự đặt mình trong vai trò của những nhân công, người lính, y tá… như được tham gia trực tiếp trong cuộc chiến lịch sử và chiến dịch 56 ngày đêm. Tôi cho đó là cách đặt vấn đề rất mới mẻ với cách làm phim của Việt Nam.
 
Nói về chiến dịch Điện Biên Phủ không thể không nhắc tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tuy nhiên khi phim đang làm thì Đại tướng qua đời, vậy điều này có ảnh hưởng đến kịch bản hay không?
 
- Đúng là khi nói đến chiến dịch Điện Biên Phủ thì không thể không nói đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, và trước khi Đại tướng qua đời, trong kịch bản đã có một phần rất quan trọng nói về ông. Tuy nhiên khi Đại tướng mất, tang lễ của ông đã phần nào tác động đến hướng của câu chuyện, khiến tôi cũng như ê kíp phải tìm hướng giải quyết, nhưng giờ tôi nói ra thì lộ hết bí mật...
Cảnh trong phim “Sống cùng lịch sử”.
Ngoài Đại tướng, phim sẽ xuất hiện những anh hùng như Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót… Họ đại diện cho hàng ngàn hàng vạn người lính khác đóng góp những chiến công lẫy lừng cho lịch sử. 
 
Được biết, anh đã không chọn diễn viên Mai Nguyên- người chuyên vào vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mà chọn một diễn viên mới?
 
- Trong phim này tôi quyết định chọn diễn viên Lâm Tùng- Nhà hát Kịch Việt Nam vì đã hợp tác với anh trong một vài phim trước đó. Tôi thấy ngoài chuyện Lâm Tùng có những nét giống với Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì còn nhìn thấy sự nhẹ nhàng, lối sống, tác phong của anh rất chỉn chu. Thông qua đó, tôi nhìn thấy hình ảnh yêu thương người lính, gần gũi, quan tâm tới người lính của Đại tướng. Lâm Tùng đã thể hiện rất tốt hình ảnh đó, cho dù đây là lần đầu tiên Tùng đóng vai Đại tướng. Nói chung không nhất thiết phải chọn diễn viên theo thói quen, tôi thích diễn viên mới này đóng bởi muốn mọi người nhìn thấy ở Đại tướng không phải chỉ hùng dũng mà còn toát lên vẻ đẹp nhân văn nhiều hơn.
 
Với các đạo diễn, làm phim chiến tranh luôn là một thử thách, anh có gặp nhiều khó khăn?

Theo kế hoạch, ngày 15.4.2014, đoàn phim sẽ giao phim “Sống cùng lịch sử” cho bên đặt hàng và phim sẽ được chiếu ra mắt trong dịp kỷ niệm 60 năm chiến dịch Điện Biên Phủ vào tháng 5.2014.

 
 
 
- Tôi cũng gặp khó khăn khi làm bộ phim này, đầu tiên phải kể đến các khí tài quân sự về chiến tranh như loại xe tăng trong chiến dịch Điện Biên Phủ và đành phải tận dụng chiếc xe đã được dùng cách đây 20 năm trong bộ phim “Hoa ban đỏ”, 10 năm trước trong “Ký ức Điện Biên”. 
 
Chúng ta cũng chỉ có 1, 2 cái xe tăng đó thôi, và cũng không phải từ thời Pháp năm 1954, nên tôi cũng phải nói trước để mọi người đừng quá “soi” vào nhiều điều nhỏ đó. Bên cạnh đó những khí tài khác như súng, đặc biệt máy bay là cực kỳ khó khăn, khi tôi tham gia làm trợ lý trong phim truyện “Điện Biên Phủ” của đạo diễn người Pháp - Piere Schoendoeffer, máy bay họ phải thuê từ một câu lạc bộ tại Mỹ chở sang Việt Nam, còn chúng ta thì không thể nào làm được như thế...
 
Ngoài những khó khăn đó, công nghệ điện ảnh của ta có trở ngại gì không?
 
- Công nghệ điện ảnh của Việt Nam, khi làm phim đời thường đã rất khó khăn, huống chi lại làm những phim về đề tài lịch sử chiến tranh, thì những phương tiện như máy móc, kỹ xảo, đặc biệt là tạo hiệu quả đặc biệt cho bộ phim. Hiện nay mỗi khi tạo hiệu quả đặc biệt, tức là tạo về một quả nổ, chúng ta vẫn đang làm theo cách khá nguy hiểm, nghĩa là cho nổ thật sự, gây nguy hiểm cho diễn viên nhưng không tạo được hiệu quả thật sự cho khán giả khi xem. 
 
Ở bộ phim này, tôi tập trung vào con người, tinh thần thời đại của dân tộc mình, còn việc mô phỏng lịch sử, tôi chỉ có thể nói là chúng tôi cố gắng mô tả một cách chân thật nhất có thể. 
 
Xin cảm ơn anh!
 
Theo danviet.vn
Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận