Bảo tàng Quang Trung- điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Bình Định

BẢO TÀNG QUANG TRUNG

 

Từ thành phố Quy Nhơn theo quốc lộ 19 vế hướng tây  49km là thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Vẫn cảnh sắc quen thuộc của một vùng quê trù phú miền Nam Trung Bộ với con sông Côn chảy giữa những nương dâu, những ngôi nhà thấp thoáng sau những rặng tre. Chính tại nơi đây đã phát sinh phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Bải tàng Quang Trung và điện thờ Tây Sơn ở thôn Kiên Mỹ là nơi mà trong cả nước còn lưu giữ khá đầy đủ những di tích hiện vật có liên quan đến phong trào Tây Sơn. Bên cạnh nhiều hiện vật lịch sử và văn hóa còn có xác ướp của dì vợ Nguyễn Nhạc. Hai di tích nằmt rong khu bảo tàng là gốc me cổ thụ và giếng nước xưa của gia đình anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Gò Đá Đen nằm ở phía đông nhà Bảo Tàng, là nơi đóng binh và tập luyện của nghĩa quân Gò Lăng và Hồ Huyệt. Ở Phú Lạc là nơi thờ phụng lăng mộ của ông bà Hồ Phi Phúc và Nguyễn Thị Đồng thân sinh của vua Quang Trung.

Hoàng Đế Quang Trung tên húy là Nguyễn Huệ (tức Hồ Thơm) sinh năm Quý Dậu (1752), là con của ông Nguyễn Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng – sinh được 3 người con Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Gia đình ông Phúc làm nghề buôn trầu cau, cuộc sống cũng khá giả: Anh em Nguyễn Nhạc theo học ở thầy giáp Hiến, được thầy dạy cả văn lẫn võ. Năm 1771, quân Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa lật đổ quyền thần Trương Phúc Loan, phò hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương. Quân Tây Sơn Thường lấy của người giàu phân phát cho người nghèo. Năm 1778, quân Tây Sơn diệt được Chúa Nguyễn ở Đàng Trong và Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng Đế lập nên triều đại Tây Sơn lấy niên hiệu là Thái Đức. Phong cho làm Long Nhương tướng quân và được giao quyền đánh Đông, dẹp Bắc, là một tướng hành quân chớp nhoáng, đánh đâu được đấy, bách chiến bách thắng.

Năm 1777, Chúa Nguyễn Phúc Thuần và hoàng tôn Dương bị chết trong trận đánh ở Long Xuyên, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy ra đảo Thổ Chu. Năm 1786, Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm cho hai vạn quân thủy và 300 chiếc thuyền sang xâm lược nước ta, bị Nguyễn Huệ đánh tan trên sông rạch Gầm Xoài Mút (Định Tường).

Năm 1786, Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc Hà lật nhào Chúa Trịnh chuyên quyền, tôn phò nhà Lê. Vua Lê Hiển Tông phong cho Nguyễn Huệ làm Nguyên Súy Dực chính phù vận Uy Quốc Công và gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Tháng 7/1786, vua Lê Hiển Tông qua đời, Lê Duy Kỳ lên thế ngôi vua lấy hiệu là Lê Chiêu Thống. Sau đó, Nguyễn Huệ cùng công chúa Ngọc Hân rút quân về Nam. Tháng 4/1788, Lê Chiêu Thống bỏ kinh thành chạy ra ngoài, một lần nữa Nguyễn Huệ lại phải đem quân ra Bắc Hà dẹp loạn. Ông đã tổ chức lại hệ thống cai trị ở Bắc Hà và rút về Phú Xuân. Cuối năm 1788, Lê Chiêu Thống đưa đường cho đội quân xâm lược Mãn Thanh vào chiếm đóng kinh đô Thăng Long.

Nghe tin cấp báo, ngay ngày hôm sau 25/11 Mậu Thân (22/12/1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Chiều ý các tướng quân và để tỏ danh nghĩa với cả nước, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung. Ngày 29/11 Mậu Thân (26/12/1788), đại binh của Hoàng Đế Quang Trung tới Nghệ An và dừng chân tại đó 10 ngày để tuyển thêm binh lính nâng tổng số quân lên 10 vạn, với đội tượng binh 200 con. Quang Trung chia làm 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Hoàng đế Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An đế khích lệ ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân Mãn Thanh xâm lược. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung đã cho tiến quân ra Bắc Hà. Ngày 20/12 Mậu Thân (15/1/1789), đại quân của Quang Trung đã ra tới Tam Điệp (Ninh Bình). Trước khi vào chiến địch, vua Quang Trung nói quan quân rằng: “Nay ta tới đây, thân đốc việc binh, chiến thư đã sao đã có phương lược sẵn chỉ nội mười ngày nữa, thế nào cũng quét sạch giặc Thanh”. Và vua đã tổ chức cho binh lính ăn Tết Nguyên Đán trước vào ngày 25/12 Mậu Thân (20/11/1789). Đúng như dự kiến và lời hứa của vị tổng chỉ huy với tài dùng binh táo bạo, thần tốc, ngày 5/1 Kỷ Dậu (1789) đội quân bách chiến bách thắng của Hoàng đế Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, tiêu biểu là trận Ngọc Hồi Đống Đa do vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy, tiến vào giải phóng Thăng Long.

Ngày 29/7 Nhâm Tý (1792), vào khoảng 11 giờ đêm, Quang Trung Nguyễn Huệ từ trần, ở ngôi được 4 năm, hưởng dương 41 tuổi, ông chết đi, để lại biết bao dự kiến to lớn của người anh hùng kiệt xuất chưa thực hiện được.

Nhà bảo tàng Quang Trung xây dựng trên mảnh vườn cũ nơi sinh ra người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ diện tích 6 ha vào ngày 11/12/1977. Đến ngày 25/11/1979, công trình này được hoàn thành và đưa vào sử dụng phục vụ cho nhu cầu tham quan và nghiên cứu của đông đảo quần chung nhân dân kỷ niệm 190 năm chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa. Năm 1996, trước sự xuống cấp của công trình, ngày 11/04/1996, UBND tỉnh Bình Định đã cho trùng tu, nâng cấp nhà bảo tàng. Đến ngày 16/1/1998 công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng kịp thời phục vụ lễ hội kỷ niệm 109 năm chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa.

So với công trình cũ thì công trình mới này có diện tích sử dụng lên đến 1.380 m2, toàn bộ phần trần và trụ được bê tông hóa vững chắc, mái được lợp ngói âm dương tráng men. Nhìn về tổng thể, thì Bải tàng Quang Trung vừa mang tính hiện đại, vừa mang tính cổ kính với hệ thống mái, cột, hoa văn mang dáng dấp kiểu kiến trúc mái đình, chùa Việt Nam của thế kỷ 18. Phía trước bảo tàng có bức tượng vua Quang Trung được xây dựng năm 1979.

Hiện nay bảo tàng trưng bày một phòng mới, mang tính hoàng tráng, hiện đại với chủ đề chính là “khởi nghĩa và chiến thắng” được trùng tu năm 1996. Phong thờ 3 anh em Nguyễn Nhạc – Nguyễn Huệ – Nguyễn Lữ, khối lượng này tiêu biểu cho những người anh hùng nông dân áo vải, thể hiện vai trò, năng lực và tính cách của mỗi cá nhân. Tiếp bên 3 pho tượng là bức phù điêu bằng đồng, một bên là chủ đề tư nghĩa và khởi nghĩa, một bên mô tả nghĩa quân Tây Sơn với tướng mạnh binh hùng đã làm nên lịch sử. Trên 3 pho tượng có những phiến đá đó được cách điệu như những ngọn núi của vùng Bình Định, được xếp vào nhau một cách vững chắc nói lên sức mạnh, đoàn kết – một yếu tố quan trọng đã tạo nên phong trào chính nghĩa của Tây Sơn.

Còn lại 9 phòng trưng bày khép kín với tất cả những hiện vật đã sưu tầm được phong trào thời gian từ 1975 đến năm 1979 theo nội dung của tiến trình phát triển lịch sử phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn từ khi tổ chức xây dựng lực lượng đến khi triều đại Tây Sơn suy vong (1771 – 1802).

Phòng 1: trưng bày 45 hiện vật các loại với chủ đề: “Bối cảnh lịch sử trước khởi nghĩa Tây Sơn”.

Phòng 2: trưng bày 26 tài liệu, hiện vật với chủ đề: “Quê hương và thời niên thiếu của các thủ lĩnh Tây Sơn”.

Phòng 3: trưng bày 78 tư liệu, hiện vật với chủ đề: “Chuẩn bị khởi nghĩa”.

Phòng 4: trưng bày 45 tư liệu, hiện vật với chủ đề: “Bước phát triển của phong trào giải phóng hai phủ Quy Nhơn và Quảng Ngãi”.

Phòng 5: trưng bày 19 tư liệu, hiện vật với chủ đề: “Chống phong kiến và thống nhất đấ nước”.

Phòng 6 & 7: trưng bày 64 tư liệu, hiện vật với chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập.

Phòng 8: trưng bày 139 hiện vật liên quan đến với chủ đề: “Xây dựng đất nước”.

Phòng 9: trưng bày 60 hiên vật, tư liệu, đây còn gọi là phòng lưu niệm, phản ánh tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ – Quang Trung.

Nhắc đến Bình Định là nhắc đến làng đất Tây Sơn với những làng võ nổi tiếng của miền Trung với roi Thuận Truyền, quyền An Vinh, côn An Thái. Đàn bà, con gái ở đây đâu có thua kém gì các trang nam nhi tuấn kiệt qua câu ca bất hữu:

“Ai về Bình Định mà coi

Con gái Bình Định đánh  roi đi quyền”

Ä Nhạc võ Tây Sơn:

Nhạc võ Tây Sơn gắn bó với võ nổi tiếng của người Việt ở Bình Định. Tương truyền loại nhạc này do ba anh em người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đặt ra cho quân khởi nghĩa luyện võ. Với một bộ trống 17 chiếc, người lập võ sẽ dùng hai tay để đánh 12 chiếc, còn lại 5 chiếc đánh bằng đầu, hai gót chân và hai khuỷu tay. Người tập võ đánh được 17 trống được xem là “võ thuật như thần”.

Sau khi ba Ngài mất, mỗi dịp tế lễ để tưởng niệm những vị anh hùng đã lãnh đạo quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, nhân dân ở quê các Ngài vẫn đánh trống võ. Nhạc võ Tây Sơn gồm 4 bài: Xuất Quân, Hành Quân, Hãm Quân, Khải Hoàn. Nó đã trở thành một loại nhạc lễ trong di sản nghệ thuật của người Việt Nam.

 

 

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận