Đến Côn Đảo cùng khám phá những điều thú vị

Những điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Côn Đảo

 
Sở Rẫy

Sở Rẫy nằm ở khu vực trung tâm của đảo Côn Sơn, tổng diện tích khu vực khoảng 22,6 ha, toàn bộ trong phân khu phục hồi sinh thái, thuộc Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Côn Đảo, độ cao trung bình tại Sở Rẫy 260 m so với mặt nước biển. Địa hình tại vị trí khai thác du lịch tương đối bằng phẳng; có cơ sở hạ tầng, nước ngọt và nước mưa, nhiều động thực vật quý hiếm.

Đây là điểm lý tưởng để triển khai các hoạt động du lịch đi bộ, thăm quan tìm hiểu hệ sinh thái, nghiên cứu các loài thực vật, đặc biệt là những loài quý hiếm. Sở Rẫy nằm trên tuyến tham quan xuyên rừng Ông Đụng tới bãi biển Ông Đụng, tại đây du khách sẽ được hòa mình vào không gian thiên nhiên xanh mát. Sở Rẫy là khu sản xuất nông nghiệp của nhà tù thời Pháp thuộc, cung ứng lương thực cho tù nhân và binh lính Pháp đồn trú trên đảo. Năm 2002 Sở Rẫy được cải tạo thành vườn bảo tồn sinh thái và là nguồn thực phẩm cho loài khỉ hoang dã. Hiện nơi đây còn khá nhiều gỗ quý, nhiều loại thuốc Nam, nhất là phong lan và các loại dây leo rừng nhiệt đới.
 

Bãi Dài – Bãi Môn

Bãi Dài – Bãi Môi nằm gần khu vực vịnh Bến Đầm nên rất dễ để du khách tiếp cận, đây là nơi có hệ sinh thái biển đa dạng và đặc trưng của đảo Côn Sơn, lựa chọn hàng đầu cho những du khách thích lặn ngắm san hô mà không phải đi thuyền biển ra xa.

Nằm ở phía Tây Bắc đảo Côn Sơn, diện tích khu vực là 11,9ha, toàn bộ trong phân khu phục hồi sinh thái, đa dạng sinh học cao, có cảnh quan đẹp. Khả năng khai thác phát triển loại hình du lịch: Có thể để triển khai du lịch tắm biển, cắm trại, đi bộ, lặn bằng ống khí và tham quan nghiên cứu hệ sinh thái đặc trưng ở khu vực này.

Thị trấn Côn Đảo

Thị trấn Côn Đảo nằm trên đảo Côn Sơn nên đôi lúc còn được gọi là thị trấn Côn Sơn, đây là nơi tập trung toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của cả quần đảo.

Nằm trải dài gần 10km trên bờ biển An Hải, với ba mặt giáp núi, thị trấn Côn Đảo là một điểm đến đầy thú vị và hấp dẫn. Thị trấn được thiên nhiên ban tặng cho một đường bờ biển dài và đẹp ở trước mặt, sau lưng là một dãy núi dài như vô tận với hệ động thực vật cực kì phong phú, khu trung tâm còn có một hồ nước ngọt rộng lớn cung cấp nước cho cả quần đảo. Những điều này đã khiến Thị trấn Côn Đảo trở nên độc nhất vô nhị.
Thị trấn nằm ở khoảng giữa của sân bay Cỏ Ống và Cảng Bến Đầm, hệ thống đường giao thông bên trong thị trấn nói riêng và cả đảo Côn Sơn nói chung còn rất tốt, nên việc di chuyển 15km ra cảng hoặc hơn 20km ra sân bay hết sức dễ dàng.
Đây cũng là nơi thực dân Pháp cho xây dựng chế độ nhà tù man rợ nổi tiếng khắp 5 châu : Nhà tù Côn Đảo. Có thể khái quát qua lịch sử hình thành thị trấn Côn Đảo như sau:

  • Năm 1702, Công ty Đông Ấn Anh thành lập một khu định cư trên đảo Poulo Condor ngoài khơi bờ biển phía nam của Đàng Trong.
  • Năm 1705, khu đồn trú và khu định cư đã bị phá hủy. Năm 1787, thông qua Hiệp ước Versailles, Nguyễn Ánh hứa sẽ nhường lại Poulo Condor cho Pháp, đổi lại vua Louis XVI hứa sẽ giúp Nguyễn Ánh giành lại ngai vàng, bằng cách cung cấp 1.650 quân (1.200 quân kaffir, 200 binh sĩ pháo binh và 250 lính người da đen) trên bốn tàu frigate.
  • Năm 1861, chính quyền của thực dân Pháp thành lập một nhà tù trên đảo để giam cầm các tù nhân chính trị. Năm 1954, nhà tù đã được chuyển giao cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa để giam cầm những tù nhân chính trị.

Trước năm 1975, Thị Trấn Côn Đảo nổi tiếng với chế độ nhà tù dã man. Mãi cho tới những năm 2000 khi Côn Đảo được đưa vào là một trong 21 khu du lịch Quốc Gia của Việt Nam, và với việc mở các tuyến đường bay thẳng từ Hà Nội và Hồ Chí Minh đến đây, thị trấn Côn Đảo mới thực sự là chính nó.
Các năm 2010, 2011 và 2012, thị trấn Côn Đảo nói riêng và quần đảo này nói chung liên tiếp được các trang báo, trang du lịch nổi tiếng thế giới như: Lonely Planet, Tripadvisor,etc… đánh giá cao về mức độ hấp dẫn, hoang sơ và sạch đẹp.

Hiện thị trấn và huyện Côn Đảo đang phát triển kinh tế theo cơ cấu kinh tế “Dịch vụ – Du lịch – Công nghiệp”, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ – du lịch, giảm tỷ trọng ngành nông ngư nghiệp. Tuy nhiên vẫn đảm bảo công tác bảo vệ và phát triển hệ sinh thái cũng như nguồn tài nguyên từ rừng và biển nơi đây, nhằm giữ gìn một hình ảnh về Côn Đảo với những bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp, làn nước trong xanh mát lạnh, bãi cát dài phẳng mịn, không khí trong lành, được ví như thiên đường nghỉ dưỡng.
 

Vịnh Bến Đầm
Vịnh Bến Đầm là vịnh sâu nhất ở Côn Đảo với độ sâu trung bình là 12m. Chính vì vậy đây cũng là nơi đặt cảng biển chính của đảo – Cảng Bến Đầm với tổng diện tích của vịnh là 33,1 ha và nằm cách trung tâm thị trấn Côn Đảo 15km.

Vịnh Bến Đầm nằm giữa Đảo Côn Sơn và Hòn Bà, được 2 đỉnh núi lớn là Núi Thánh Giá và Đỉnh Tình Yêu che chắn gió nên bên trọng Vịnh rất yên ắng. Khu vực của lớn và xung quanh cảng Bến Đầm nước khá sâu, nhưng ở Họng Đầm và khu gần đó thì độ sâu trung bình của nước chỉ có 2m, và là nơi đón gió chính của vịnh nên có thể xem nơi đây là thiên đường của thể thao biển, đặc biệt là câu cá.
 

Hòn Bông Lan

Hòn Bông Lan là một đảo khá nhỏ nằm cạnh hòn Bảy Cạnh, ta có thể nhìn thấy đảo này từ bờ biển của thị trấn Côn Đảo. Với hình thù bên ngoài trông khá giống một chiếc bánh bông lan nên người dân nơi đây từ xưa đã đặt cho đảo này một cái tên thú vị: Hòn Bông Lan.
Hon Bong Lan Hòn Bông Lan
Với diện tích 0,2 km vuông, cả hòn đảo như một chiếc bánh Bông Lan bằng đá khổng lồ nổi lên giữa đại dương xanh thẳm. Trên đảo là một thảm thực vật xanh mướt phần đỉnh, vì ít tàu thuyền và con người tiếp cận nên hệ động thực vật nơi đây giữ nguyên nét hoang sơ từ thời tiền sử. Cũng chính vì vậy đây là nơi lý tưởng để Víc giao phối, vì thơi gian giao phối lên đến 72 giờ nên chúng thường tìm những nơi biển vắng tàu thuyền và lặng sóng.
Khi tàu đưa du khách ra khu vực hòn Bảy Cạnh, chúng ta sẽ có dịp được nhìn thấy những cặp Víc đang nổi xung quanh khu vực  hòn Bông Lan.
 

Hòn Tre Lớn

Hòn Tre Lớn, lựa chọn hàng đầu cho những du khách thích khám phá động thực vật biển tại Côn Đảo. Đây là nơi nhận được luồng nước ấm thường xuyên nên động thực vật  biển ở đây rất phát triển và phong phú, đặc biệt là San Hô và các loài cá sặc sỡ sắc màu sống trong các rạn San Hô này.
Tuy là một hòn đảo nhỏ, nhưng Hòn Tre Lớn cũng có bãi biển với cát trắng mịn và những con sóng nhẹ nhàng. Vì vậy bạn còn được xem bãi cát nơi rùa biển đẻ trứng, nghỉ ngơi thư giãn và tắm biển. Từ bãi biển Côn Sơn, đi tàu khoảng 01 giờ là du khách sẽ đến được với thiên đường San Hô này. Ngoài ra còn có bãi tắm Đầm Trầu hay hòn Bảy Cạnh cũng là những điểm đáng để tham quan.

hon tre lon Hòn Tre Lớn
Hòn tre lớn côn đảo
 

Hòn Bảy Cạnh

Hòn Bảy Cạnh có thể dễ dàng nhìn thấy từ thị trấn Côn Đảo vì kích thước to lớn của nó. Với một hệ sinh thái đa dạng cả trên rừng lẫn dưới biển, đây là lựa chọn hàng đầu cho những chuyến picnic hay cắm trại khám phá thiên nhiên của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Hon Bay Canh Hòn Bảy Cạnh

Hòn Bảy Cạnh Là hòn đảo lớn thứ hai trong số 16 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Đảo, có số lượng rùa biển lên đẻ nhiều nhất Việt Nam. Mỗi năm có đến hàng trăm cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng. Toàn bộ đảo được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh, với thành phần động, thực vật rừng rất phong phú. Đến với Hòn Bảy Cạnh, du khách sẽ có cơ khám phá sinh thái rừng ngập mặn và bơi lặn ngắm san hô. San hô ở đây rất đa dạng về chủng loại với san hô dạng phiến, dạng bàn, dạng cành, khối đều thuộc sách đỏ của Việt Nam.Nhu cầu được khám phá thiên nhiên, tận mắt được đặt chân trên những cánh rừng, hoà mình vào dòng biển chính là những mong muốn chính đáng của du khách khi tham quan các tuyến – tour du lịch sinh thái do VQG Côn Đảo tổ chức. Là một trong những tuyến du lịch sinh thái được nhiều du khách ưa chuộng nhất tại Côn Đảo, chính là đến thăm Hòn Bảy Cạnh- hòn đảo được mệnh danh là “ Đảo Du lịch Sinh thái bậc nhất Côn Đảo”.
Hòn Bảy Cạnh gồm hai phần đảo nối với nhau bằng doi cát ở giữa. Toàn bộ đảo được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh, với thành phần động, thực vật rừng rất phong phú. Ven biển phía Bắc của đảo là một khu rừng ngập mặn, còn ở ven biển phía Nam là những bãi cát rất đẹp. Biển xung quanh hòn Bảy Cạnh là một rừng san hô với hàng đàn cá biển. Hòn Bảy Cạnh là nơi có rùa biển lên đẻ nhiều nhất và là một điểm nghiên cứu chủ yếu về rùa biển của Vườn quốc gia Côn Đảo. Vào ban đêm trong mùa sinh sản, rùa mẹ từ ngoài khơi vào các bãi cát ven đảo đẻ trứng. Ngọn Hải Đăng do Pháp xây dựng trên hòn đảo này từ năm 1884 hiện vẫn đang hoạt động, nằm ở độ cao 226m. Theo đường mòn lên núi, bạn có thể leo lên ngọn Hải Đăng để ngắm nhìn thật xa quan cảnh bao la và hùng vỉ của trời và biển.
 

Bãi Suối Nóng

Từ bãi Đầm Trầu, du khách có thể vượt một đoạn ngắn đường rừng để đến được bãi Suối Nóng, một bãi biển còn giữ nguyên nét hoang sơ và ít người biết đến. Đây là bãi biển tuyệt đẹp như một bức tranh sống động của vùng biển nhiệt đới với bãi cát trắng phẳng lì và một hệ sinh thái rừng ngập mặn hiếm có ở các hòn đảo khác.

bai suoi nong Bãi Suối Nóng

Bãi suối nóng Côn Đảo.

 Chưa có một nghiên cứu nào về con suối đổ ra đây, nước của nó quanh năm nóng trên 50 độ nên khi đến đây ta sẽ bắt gặp một quang cảnh kì lạ khi làn khói hơi nước từ con suối bốc lên. Theo phỏng đoán của dân địa phương, có lẽ do một mạch nước ngầm từ trên thượng nguồn con suối đi ngang qua mỏ khoáng nóng nên nước ở đây mới như vậy. Điều đặc biệt là chưa ai đi hết được con suối này.

 

Bãi tắm Lò Vôi

 
Bãi tắm Lò Vôi nằm trên bãi biển dài nhất Côn Đảo thuộc trung tâm thị trấn Côn Sơn. Nằm gần khu biệt lập Lò Vôi thuộc cụm di tích nhà tù Côn Đảo, nơi đày ải những tù nhân chính trị cá biệt tại Côn Đảo lao động khổ sai bằng việc sản xuất vôi vữa, bãi Lò Vôi giờ đây đã trả lại được nét thanh bình và vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nó, làm xao lòng bất cứ du khách nào đến đây tắm biển.
bai tam lo voi Bãi tắm Lò Vôi
Bãi tắm Lò Vôi cùng với bãi tắm An Hải ở hai đầu trung tâm huyện tạo cho Côn Đảo một bãi biển tuyệt đẹp, thuận lợi của bãi Lò Vôi là nằm ngay trung tâm huyện, biển êm và nước biển rất trong xanh, bờ biển có dải cát trắng dài và rất sạch, trên bờ là những hàng dương cổ thụ soi bóng rất thích hợp cho du lịch dã ngoại.
 
 

Nhà tù Côn Đảo

Nhà tù Côn Đảo – Ngày 1/2/1862, Pháp bắt đầu xây dựng tại đây một hệ thống nhà tù lớn nhất Đông Dương để nhằm thủ tiêu các chiến sĩ cách mạng bằng khổ sai, nhục hình, đói khát, bệnh tật; chúng tìm mọi cách để thủ tiêu nhân cách, xóa bỏ nhân phẩm, giam hãm con người trong tình cảnh sống như tuyệt vọng, sống cũng như chết. 

Tu con dao Nhà tù Côn Đảo

Sở dĩ Thực dân Pháp chọn Côn Đảo để xây dựng nhà tù vì:
- Về mặt địa lý: Côn Đảo có 4 hướng là biển, cách đất liền nơi gần nhất khoảng hơn 30 hải lý. Nếu bị giam tại đây người tù khó mà trốn thoát.
 - Cách ly những phần tử nguy hiểm chống đối chính sách cai trị của Nhà nước thực dân và có hại đối với an ninh ở thuộc địa.
 - Dùng chế độ tù đày khắc nghiệt để hành hạ, giết dần giết mòn người tù, đè bẹp ý chí phản kháng của họ.
 - Bóc lột sức lao động của người tù để xây dựng và khai thác thuộc địa.
Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Địa điểm nổi tiếng nhất trong khu nhà tù này là “chuồng cọp”. Từ năm 1862 đến 1975, Côn Đảo được biết đến như một nhà tù tàn bạo dành cho những kẻ chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp và chế độ Sài Gòn cũ. Để hiểu phần nào về Côn Đảo thời xưa, bạn nên đến thăm Bảo Tàng Côn Đảo, khu di tích Chuồng Cọp (Pháp & Mỹ), nghĩa trang Hàng Dương, viếng thăm mộ nữ anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu và các chiến sỹ khác…

nha tu con dao Nhà tù Côn Đảo

Nhà tù côn đảo

Nói đến Côn Đảo chắc hẳn mọi người đều liên tưởng đến nhà tù với những cái tên như Chuồng Cọp, Chuồng Bò, trại Phú Hải, cầu Ma Thiên Lãnh, sở Lò Vôi, sở Muối…
Thật vậy, khi đến tham quan những trại tù chắc hẳn không ai không rùng mình khi tận mắt chứng kiến những căn phòng nóng bức và ngột ngạt với những hình thức lao động khổ sai, với những công cụ tra tấn rùng rợn nhất, phi nhân tính nhất, cũng không thể ngờ rằng những công cụ và hình thức tra tấn đó lại được sử dụng để hành hạ con người bởi những con người.
Trại được xây dựng để nuôi heo bò nhưng sau này để sử dụng để làm trại tù, nhưng vẫn có một phần tiếp tục để nuôi súc vật để ngụy trang cho những kiểu tra tấn rùng rợn.
Hầm phân bò: Người ta nói rằng mãi đến năm 1975, khi giải phóng Côn Đảo người dân ở đây nghe có tiếng kêu dưới hầm phân bò và phát hiện ra có người đang bị ngâm ở dưới, hầm phân có chiều sâu 3m, chứa phân từ chuồng bò dùng để ngâm những người tù, khi được cứu người tù đó đã bị giòi ăn đến xương, trên đường đưa vào đất liền cấp cứu thì chết vì sức yếu. Đây là cách tra tấn rùng rợn được phát hiện sau cùng.
Chuồng cọp – đỉnh điểm sự tàn độc của chế độ cai tù:Những người nữ cách mạng của bị nhốt vào chuồng Cọp, kô được tắm rửa, bị đổ vôi và chất thải vào người từ phía trên chuồng cọp. Chị Bé đã dùng dao lam để tự mổ bụng, cắt ruột và ném vào mặt cai ngục.

 

Bãi Đầm Trầu

Bãi Đầm Trầu là một bãi biển nằm gần sân bay Cỏ Ống,  diện tích của khu vực rất nhỏ 3,3 ha, nằm ngoài Vườn Quốc gia Côn Đảo. Từ đây du khách có thể nhìn thấy Hòn Cau ở phía xa. Bãi biển này rất hoang sơ và chưa có nhiều dịch vụ khai thác, rất thích hợp cho những buổi dã ngoại giữa trưa hè nóng bức.
Đặc điểm địa hình: Toàn bộ khu vực này là bãi cát và đất trống cây bụi nên độ cao, độ dốc thấp. Tài nguyên du lịch là bãi tắm. Bãi Đầm Trầu nằm ngay cạnh sân bay Côn Sơn. Bãi Đầm Trầu với cát vàng rất đẹp mắt, được xem là đẹp nhất trên đảo Côn Sơn và còn rất hoang sơ.
Khả năng khai thác phát triển loại hình du lịch: Tại đây có thể phát triển du lịch tắm biển, nghỉ mát phục vụ cho khu vực Cỏ Ống.
Dưới đây là những thông tin và hình ảnh về Bãi Đầm Trầu rất cần thiết cho bạn khi đi du lịch côn đảo. Bãi Đầm Trầu ởCôn Đảo là nơi có phong cảnh tuyệt đẹp với bờ cát mịn trải dài dưới chân vách đá dựng muôn hình.Trên một triền đá vươn ra tận biển nổi lên hai tảng đá lớn chụm đầu vào nhau như đôi chim đang âu yếm chăm sóc cho nhau,quên cả dòng chảy của thời gian.

bai dam trau Bãi Đầm Trầu

Bãi Đầm Trầu ở Côn Đảo là nơi có phong cảnh tuyệt đẹp với bờ cát mịn trải dài dưới chân vách đá dựng muôn hình.Trên một triền đá vươn ra tận biển nổi lên hai tảng đá lớn chụm đầu vào nhau như đôi chim đang âu yếm chăm sóc cho nhau,quên cả dòng chảy của thời gian.Địa danh Hòn Cau và Bãi Đầm Trầu bắt nguồn từ một truyền thuyết cổ xưa,câu chuyện về mối tình oan nghiệt của một đôi trai gái yêu nhau nhưng họ không thể lấy nhau vì họ là anh em cùng cha khác mẹ.Buồn hận vì tình yêu đôi lứa không thành,chàng Cau đã bỏ nhà đến một hòn đảo cách xa chốn cũ hơn 10 dặm để ẩn dật cho đến khi chết,nơi chàng nằm xuống bỗng mọc lên một hàng cau xanh tốt quanh năm,tới mùa trái chín đỏ rực một vùng.Khi chàng trai bỏ quê hương ra đi,ngày ngày người con gái tên Trầu ra vách đá nơi hẹn hò khi xưa chờ đợi,ngóng trông đến khi rõ sự thật thì nàng quá tuyệt vọng gieo mình xuống nước,nơi nàng bỏ xác có tên là Bãi Đầm Trầu từ đó.Đến thăm Hòn Cau và Bãi Đầm Trầu đầm mình vào dòng nước trong xanh kỳ ảo và chia sẻ với một mối tình lãng mạn nhưng oan trái của đôi trai gái đã tạo nên một truyền thuyết đẹp.

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận