Thông tin về Du lịch Bình Định

Xem thêm

 http://pattours.net/ha-noi-quy-nhon-binh-dinh-tay-son-4-ngay-gia-tu-4-990-000-vnd-5837690.html

http://pattours.net/quy-nhon-trong-toi-la-noi-nho/a783607.html

http://pattours.net/khu-du-lich-ham-ho-binh-dinh/a783616.html

http://pattours.net/cac-mon-dac-san-khong-the-bo-qua-cua-binh-dinh/a783658.html

Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình là 27,4 °C (cao nhất: 39,1 °C, thấp nhất: 15,5 °C); độ ẩm trung bình: 80%; lượng mưa trung bình năm: 1.935mm (cao nhất: 2.647,4mm, thấp nhất: 1.339,7mm). Bình Định có tổng diện tích tự nhiên 6.039,56 km2, dân số 1.500.000 người, bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, nam giáp tỉnh Phú Yên, tây giáp tỉnh Gia Lai, đông giáp Biển Đông, cách thủ đô Hà Nội 1.065km, cách TP.Hồ Chí Minh 686km, cách TP.Đà Nẵng 300km, cách Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) qua Lào 300km. Là 1 trong 5 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Bình Định nằm ở trung tâm của trục Bắc - Nam (trên cả 3 tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và đường hàng không nội địa), là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan (bằng cảng biển quốc tế Quy Nhơn và Quốc lộ 19). Với sân bay Phù Cát, việc đi lại giữa Bình Định với TP.Hồ Chí Minh chỉ mất 1 giờ và với Hà Nội chỉ 2 giờ bay. Trong tương lai gần, cảng biển Nhơn Hội thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội được xây dựng sẽ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, tạo cho Bình Định một lợi thế vượt trội trong giao lưu khu vực và quốc tế. 

    Thành phố Quy Nhơn là trung tâm Văn hóa - Kinh tế - Chính trị của tỉnh Bình Định, được Chính phủ xác định là đô thị trung tâm phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cùng với Đà Nẵng và Huế là những trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

    Bình Định đang bảo tồn nhiều di tích kiến trúc - văn hóa của người Chăm, đặc biệt là thành Đồ Bàn và các tháp Chăm (8 cụm, 14 tháp) với nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Là nơi xuất phát và là thủ phủ của phong trào nông dân Tây Sơn cuối thế kỷ 18 với tên tuổi lẫy lừng của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ . Là quê hương và là nơi nuôi dưỡng tài năng các danh nhân: Đào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan...; Quê hương của các loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo như: tuồng, bài chòi...

    Bình Định có bờ biển dài trên 130 km, nhiều vũng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh biển hài hòa, hấp dẫn như: Tam Quan, Tân Thanh, Vĩnh Hội, Trung Lương, Hải Giang, Đảo Yến, đầm Thị Nại – Bán đảo Phương Mai, Ghềnh Ráng, Quy Hòa, Hầm Hô, Hồ Núi Một, Núi Bà - Hòn Vọng Phu, suối khoáng nóng Hội Vân, đầm Trà Ổ… 

    Các lễ hội truyền thống: lễ hội Đống Đa, lễ hội Chợ Gò, lễ hội làng rèn Phương Danh, lễ hội làng đúc đồng Bằng Châu, lễ hội đô thị Nước Mặn, lễ hội cư dân miền biển, lễ hội đâm trâu, lễ hội Đổ Giàn,…

    Ẩm thực: Bánh hỏi lòng heo, bánh Ít lá gai, rượu Bàu Đá, bún Song Thằn, nem Chợ Huyện, bánh tráng nước dừa, bún chả cá Quy Nhơn,... và nhiều đặc sản biển nổi tiếng khác.

BIỂN QUY HÒA- QUY NHƠN

    Nằm dọc theo con đường Quy Nhơn - Sông Cầu, biển Quy Hòa như một bức tranh thơ mộng mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người với những bãi biển xanh ngắt, sạch đẹp, chạy dài tít tắp để du khách có thể tha hồ vẫy vùng trên sóng nước. Nếu có thời gian, du khách có thể đi thuyền sang các hòn đảo ngoài khơi Quy Hòa với khoảng cách gần 30 phút thuyền máy. Ở đây không có dân cư, chỉ có trời nước mênh mông với những gành đá, hang hốc kỳ bí. Thiên nhiên hùng vĩ sẽ hoàn toàn thuộc về du khách.

GHỀNH RÁNG TIÊN SA

    Nằm ở phía đông nam TP.Quy Nhơn, là tác phẩm thiên tạo với quần thể sơn thạch chạy sát biển, nơi đây đá chất chập chùng tạo thành hang, thành rạng, thành gành với khí hậu mát lành và phong cảnh hữu tình, được vua Bảo Đại chọn là nơi nghỉ mát từ năm 1927. Dưới chân đồi Ghềnh Ráng, bên bờ ghành là bãi tắm độc đáo với vô số viên đá cuội được sóng biển mài nhẵn, dành riêng cho Nam Phương Hoàng Hậu khi về đây nghỉ mát tắm biển nên còn gọi là bãi tắm Hoàng Hậu. Từ trên sườn đồi có thể ngắm bao quát toàn bộ phía đông thành phố Quy Nhơn và xa hơn là bán đảo Phương Mai với đầm Thị Nại như một bức tranh thủy mặc. Bên cạnh sườn đồi là nơi an nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử - một thi sĩ nổi tiếng trong làng thi ca Việt Nam.

CẦU THỊ NAI- CẦU VƯỢT BIỂN DÀI NHẤT VIỆT NAM

    Hoà trong vẻ đẹp thiên nhiên của đầm Thị Nại – Bán đảo Phương Mai là cầu đường Quy Nhơn – Nhơn Hội với tổng chiều dài toàn tuyến hơn 7km gồm 5 cầu ngắn và cầu Thị Nại. Trong đó, nổi bật là cầu Thị Nại có độ dài 2.477,3m – là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay với 54 nhịp nối liền thành phố Quy Nhơn với khu kinh tế Nhơn Hội. Cầu Thị Nại không chỉ là niềm tự hào của chính quyền và nhân dân Bình Định, mà còn là điểm nhấn hấp dẫn biết bao du khách khi đến TP. Quy Nhơn.

BẢO TÀNG QUANG TRUNG

    Bảo tàng Quang Trung được Nhà nước xây dựng năm 1978, kiến trúc theo kiểu cổ, dáng vẻ uy nghiêm, gồm 9 phòng trưng bày các hiện vật liên quan đến phong trào Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung (1771 – 1789).

    Đến bảo tàng, ngoài việc được chiêm ngưỡng những di vật thể về chiến tích lừng lẫy của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII, du khách còn được thưởng thức các chương trình biểu diễn phong phú, độc đáo, hấp dẫn về võ Tây Sơn, trống trận Quang Trung, ca múa nhạc dân tộc,… các chương trình này sẽ đưa du khách ngược dòng lịch sử trở lại với những trận chiến hào hùng của phong trào Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII

ĐIỆN TÂY SƠN

    Bình Định là quê hương của người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ. Hơn 200 năm qua nhưng dấu ấn về phong trào Tây Sơn vẫn luôn in đậm và là niềm tự hào trong lòng mỗi người dân Bình Định.

    Đến với Bình Định, ngoài những thắng cảnh nổi tiếng, du khách sẽ còn được tận hưởng vô vàng vẻ đẹp của những di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng mà bản thân nó là những mốc son gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất thượng võ này.    

    Nằm trong quần thể Bảo tàng Quang Trung. Di tích vẫn quen gọi là điện nhưng thật ra là đền thờ được nhân dân góp công xây dựng năm 1958 và hoàn thành năm 1960 với tổng thể diện tích 2.325m2. Quần thể di tích này đã được Nhà nước xếp hạng ngày 29/04/1979.

    Tương truyền, điện Tây Sơn được xây dựng trên nền nhà cũ của 3 thủ lĩnh Tây Sơn, đây cũng chính là nơi thờ ông bà Hồ Phi Phúc – Nguyễn Thị Đồng (thân sinh của 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ), cũng là nơi 3 anh em nhà Tây Sơn cất tiếng khóc chào đời và trưởng thành, trở thành những lãnh tụ kiệt xuất của phong trào khởi nghĩa cuối thế kỷ XVIII. Trong khu vườn cũ của gia đình anh em Tây Sơn vẫn còn hai di tích có giá trị là cây me cổ thụ và giếng nước xưa có từ thời ông Hồ Phi Phúc. Nay cây me cổ đã được công nhận là cây me di sản Việt Nam.

THÁP ĐÔI (THÁP HƯNG THẠNH)

    Được xây dựng vào cuối thế kỉ XII, nằm ở phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm hai tháp. Tháp Đôi được xếp vào loại đẹp “độc nhất vô nhị” của nghệ thuật kiến trúc Chămpa. Cả 2 ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của tháp Chăm mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong, các góc tháp hiện lên những tượng chim thành Garuda hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ mái tháp. Vòm trên của các cửa vút cao lên như những mũi tên. Kiến trúc của tháp Đôi chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ giáo. Tháp được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1980.

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận