1. Cố Cung:
Cố cung còn gọi là Tử Cấm Thành, là cung điện của 2 triều đại vua Trung Quốc nhà Minh (năm 1368 - 1644), nhà Thanh (năm 1644 - 1911). Triều đại nhà Minh bắt đầu xây dựng thủ đô ở Nam Kinh.Đến đời vua Thành Tổ Chu Khang mới rời đô về Bắc Kinh và xây dựng Cố Cung vào năm 1403 và hoàn thành năm 1424.
Cố Cung có diện tích 720.000m2, có tường bao bọc dài 3 km, có 9.999 gian, 4 góc thành có tháp canh cao. Thành xây theo hình chữ nhật, 4 mặt đều có cửa. Cửa chính nam gọi là Ngọ Môn, cửa phía đông gọi là Đông Hoa Môn, cửa phía tây gọi là Tây Hoa Môn, cửa phía bắc gọi là Thần Vũ Môn. Quanh thành có một con sông đào rộng 52m gọi là sông Hộ Thành.
Cố Cung có 2 phần ngoại triều và nội đình. Ngoại triều là nơi để Vua giải quyết các công việc triều chính và cử hành các nghi lễ của triều đình. Điện lớn xếp thành một hàng thẳng, nhìn từ ngoài vào là Thái Hoà Điện - một trục chính nằm giữa Hoàng Cung. Hai bên xây dựng các điện đối xứng giống nhau. Điện phía Đông gọi là Văn Hoa Điện, điện phía Tây gọi là Võ Hoa Điện.Nội đình tính từ cửa Thanh Càn Môn vào gồm có Ngự Hoa Viên và 3 cung là Càn Thanh Cung, Giao Thái Điện, Thân Ninh Cung.Phía đông Hậu Tam Cung gồm có: Chạy Cung, Dục Khánh Cung, Phụng Tiên Điện, Đông Lục Cung, cận đông gọi là Hoàng Cực Điện, Ninh Thọ Cung, Dưỡng Sinh Điện, Lạc Thọ Đường, Di Hoà Viên.Phía tây Hậu Tam Cung gồm có Dưỡng Tâm điện, Tây Lục Cung, cận tây có Tứ Ninh Cung, Thọ An Cung.
Nội đình là nơi vua làm việc và ăn nghỉ, cũng là nơi ở của Thái Hậu, Thái Phi và con cháu của vua. Nhìn bề ngoài toàn bộ Cố Cung được xây tường đỏ, lợp ngói màu vàng. Các bậc thềm lan can là đá bạch ngọc trắng, trạm trổ các con rồng phượng và các loài động vật khác. Các cung điện được xây dựng bằng các loại gỗ quý hiếm, các hoành phi và cột Phương Đông rất độc đáo. Ngày nay các khách du lịch trong nước và thế giới đến đây tham quan rất đông, lúc nào cũng như trẩy hội.
2.Di Hoà Viên:
Di Hoà Viên là một công viên Hoàng Gia được xây dựng từ năm 1750 (vua Càn Long thứ 15), năm ấy mẹ vua Hoàng Thái Hậu tròn 60 tuổi. Vua Càn Long cho xây dựng Di Hoà Viên để làm quà mừng thọ mẹ. Đó cũng là nơi bà giam lỏng vua Quang Tự. Công Viên có hai phần chính là núi Vạn Thọ và Hồ Côn Minh. Núi Vạn Thọ trước kia gọi là Ung Sơn, Ung có nghĩa là cái chum đá. Sau khi vua Càn Long đào đất ở hồ đắp cho núi to lên và đưa đá từ các nơi về ghép thành núi nhân tạo, núi được đổi tên thành núi Vạn Thọ. Phần mé núi về phía Nam là các lâu đài kim điện xây theo một trục đối xứng từ dưới lên. Gồm có: Bài Vân Môn, Kim Thuỷ Kiều, Nhị Cung Môn, Bài Vận Môn, Đức Huy điện, Phật Hương Các, Chung Hương Giới. Trong đó Phật Hương Các là lầu to cao nổi bật nhất trên núi Vạn Thọ. Trên núi có rất nhiều loại hoa thơm cỏ lạ mùi hương ngào ngạt khiến người ta có cảm giác tưởng như đi trong chốn bồng lai tiên cảnh tận hưởng phút quý vĩnh hằng. Phía Bắc núi là Vườn Đào Vạn Thọ.
Hồ Côn Minh trước đây gọi là Ung Sơn Bạc. Vua Càn Long dập theo khuôn mẫu của Tây Hồ, đào to và mở rộng. Hồ có diện tích 220 ha, chiếm 3/4 diện tích công viên. Nước hồ luôn luôn trong xanh, ôm lấy núi Vạn Thọ, lung linh ánh bạc soi bóng các cung điện trên núi. Giữa núi và hồ là hành lang có mái che dài 728m với 273 gian nối liền nhau. Trong các bức hoành trên hành lang là hơn 8.000 bức tranh của các hoạ sỹ Trung Quốc phác hoạ cảnh và vật trong truyện " Tam Quốc Diễn Nghĩa ", "Tây Du Ký", "Hồng Lâu Mộng"... Ngày nay Di Hoà Viên là nơi vui chơi nghỉ ngơi của nhân dân trong nước và du khách thế giới.
3.Vạn Lý Trường Thành:
Dài hơn 5000 km, đi qua các dãy núi cao phương Bắc nối liền 6 tỉnh Trung Quốc từ Sơn Hải Quan đến phía bắc tỉnh Cam Túc. (Vạn Lý tức 10.000 dặm mỗi, dặm Trung Quốc bằng 1/2 km). Trước Tần Thuỷ Hoàng các nước cũng đã xây thành để chống giặc phương Bắc. Sau khi đánh bại các nướcvà thống nhất Trung Quốc, Tần Thuỷ Hoàng cho xây nối liền các tường thành của các nước lại với nhau cũng để chống giặc phương Bắc. Thành cao 6 m rộng 4 m trên mặt thành quân sỹ có thể đi lại dễ dàng. Trên mỗi đoạn thành qua các đỉnh núi cao đều có xây các tháp canh cao, trên mặt bằng đỉnh tháp có xếp củi khi giặc đến là đốt lửa làm hiệu thông báo cho nhau.
Trước đây Vạn Lý Trường Thành là biên giới nhà Tần với phương Bắc, ngày nay Thành nằm giữa trung tâm vùng Đông Bắc vì sau khi đánh bại nhà Tống nhà Nguyên (Mông Cổ) đã cho mở rộng đất đai ra khắp Châu á và thế giới. Trong đó có cả đất Trung Quốc. Sau này khi nhà Nguyên đổ thì đất Phương Bắc gộp lại thành đất Trung Quốc.
Xây Vạn Lý Trường Thành người dân Trung Hoa phải đổ biết bao mồ hôi và nước mắt. Đã có rất nhiều câu chuyện vợ chồng chia lìa, gia đình tan nát vì đi phu xây dựng Trường Thành. Đây là một công trình phòng thủ lớn nhất được xây dựng cách đây hơn 4000 năm. Khách du lịch đến thăm Vạn Lý Trường Thành rất đông. Trung Quốc có câu: " Bất đáo Trường Thành phi hảo hán. " có nghĩa là chưa đến được Trường Thành thì không phải là người hảo hán. Do đó khách du lịch ai cũng cố gắng đến thăm Vạn Lý Trường Thành.
|