Thác Datanla -điểm du lịch hấp dẫn tại Đà Lạt

 

Thác Datanla có lượng nước dồi dào do thượng nguồn là nguồn nước ổn định. Thác Datanla không ồn ào do chảy qua nhiều thềm đá. Thác đổ từ ghềnh cao 20m, nước suối phần dưới tạo thành khu vực nước rất trong nên gọi là Suối Tiên, phần sâu hun hút phía trên có một vực sâu gọi là Vực Tử Thần. Theo truyền thuyết, do thác có vực sâu nằm lọt thỏm giữa một vùng đồi núi nên đã từng là nơi lánh nạn của một cánh quân của người dân tộc bản địa trong các cuộc chiến tranh với người Chăm từ cách đây hàng trăm năm trở về trước. Nhờ có ngọn thác này nên một cánh quân đã trụ lại và bảo toàn được lực lượng.

Truyền thuyết 1 Đatanla là nơi dũng sĩ K`Lang và nàng sơn cước Hơbiang gặp nhau. Nơi đây, chàng Lang đã giao chiến với bầy thú dữ gồm 2 con rắn hổ tinh, 7 conchó sói và 2 con cáo. Truyên kể của đồng bào dân tộc còn ghi lại rất rõ trận đánh ấy: "Cây đổ ào ào, gió cuồng lên dữ dội, cuộc giao tranh diễn ra vô cùng ác liệt. Lợi dụng lúc 2 con rắn lè lưỡi, Lang rút dao đi rừng chặt đứt bay 2 lưỡi của rắn rồi lấy 9 mũi cung tên bắn vào bầy chó sói và cáo làm chúng bỏ chạy tán loạn...".[2]Khoảng rừng cây bị đổ phá tạo nên những hố sâu mà một trong những hố sâu ấy là vực Tử Thần ở chân thác. Từ đó Đatanla là nơi hẹn hò của đôi tình nhân.

Truyền thuyết 2 Truyền thuyết kể rằng, Đatanla còn là thác mà các nàng tiên thường hay xuống tắm vì có dòng nước trong vắt, được che phủ bởi nhiều tầng lá. Vì không biết là dưới lá có nước nên khi phát hiện ra con thác, bà con dân tộc thiểu số đặc tên cho nó là “Đạ Tam Nnha” có nghĩa là “dưới lá có nước”. Sau này khi người Pháp và người Kinh đặt chân lên vùng cao nguyên đầy trữ tình này thì biến âm thành Đatina rồi là Đatanla

Truyền thuyết 3 Có truyền thuyết kể lại rằng, vào thời Pôrêmê, người Chăm từ Panduranga (Phan Rang) thường kéo lên tấn công người Lạt, người Chil ở cao nguyên Lang Biang để giành đất và bắt nô lệ. Trong lúc người Lạch sắp thua vì thiếu “cái nước” thì tình cờ họ phát hiện ra dòng thác này và có nước uống, nên người Lạt đã chiến thắng và bảo vệ được buôn làng. Còn người Chăm thua vì họ không biết “dưới lá có nước”. Từ đó bà con bộ tộc Lạt đặt tên là “Đạ Tam Nha” (dưới lá có nước) để nhắn nhủ với con cháu sau này.”

Hệ thống máng trượt tại Đatanla được xem là máng trượt duy nhất của Đà Lạt. Máng có chiều dài 1.000m uốn lượn quanh các sườn núi, có hệ thống phanh cảm biến để hãm bớt tốc độ của những xe đi quá nhanh nhằm giữ khoảng cách an toàn giữa các xe. Trượt trên máng ống là những chiếc xe đôi dành cho 2 người, có tay phanh để điều chỉnh tốc độ theo ý muốn. Tốc độ trung bình là 10-20km, tốc độ nhanh là 40km. Trước đây muốn xuống thác Datanla phải vất vả vượt qua hàng trăm mét đường dốc thẳng đứng và chỉ có cách duy nhất là đi bộ với thời gian từ 10- 15 phút, nay có thể lên hoặc xuống thác rất nhanh từ 1,5- 2 phút.

Đối với những đôi thích mạo hiểm, muốn có cảm giác mạnh hãy đẩy tốc độ lên mức tối đa (40km/h) để tận hưởng cảm giác lạ lùng, thú vị khi chiếc xe “xé gió” lao vun vút xuống núi. Với tốc độ từ 10 - 20km/h, du khách thỏa thích ngắm nhìn vẻ đẹp bí ẩn và thơ mộng của một thắng cảnh dẫu chỉ cách trung tâm TP Đà Lạt chừng 5km nhưng vẫn giữ được nét hoang sơ; lắng nghe tiếng chim hót, tiếng reo trong ngần ngàn thông. Leo dây mạo hiểm là môn thể thao mới khai trương tại thác nhằm khám phá và thử sức can đảm tại hang Tử Thần.

Datanla chào đón du khách với 7 tầng thác hùng vĩ. Dòng nước trong veo tuôn chảy qua sườn núi đá hoa cương rồi dội xuống những phiến đá lớn tung bọt trắng xóa, ẩn hiện cầu vồng bảy sắc thật ngoạn mục. Chuyện xưa kể rằng thác được che phủ bởi nhiều tầng cây lá, dòng nước trong xanh, mát lành nên các nàng tiên thường xuống tắm. Từ đó, thác có tên là “Đạ tam n’nha”, nghĩa là dưới lá có nước, sau đổi thành Datania rồi Datanla. Ngoài ra, nơi đây còn có tên vực Tử Thần. Cái tên vực Tử Thần cùng tiếng thác đổ ầm ào, hơi nước mịt mùng và vách núi trơn trượt gây áp lực tâm lý đối với du khách, tuy nhiên dịch vụ “đi dây” được tổ chức khá công phu, đảm bảo an toàn, đặc biệt có dây bảo hiểm để huấn luyện viên kịp thời giúp đỡ du khách khi cần thiết. Tay nắm chặt dây leo, chân đạp vào vách, người ngã ra vuông góc với vách núi. Sau giây phút chới với bởi những bước dò dẫm ban đầu, bạn sẽ có cảm giác thú vị tuyệt vời khi dễ dàng điều khiển tốc độ “đi dây” của mình; có thể dừng lại ở lưng chừng vách núi để chiêm ngưỡng những phiến đá hình thù lạ mắt, những đóa hoa rực rỡ trong khe đá, những chùm lá độc đáo, tuyệt đẹp… Đặt chân xuống đáy vực Tử Thần, bạn sẽ nổi bồng bềnh trên dòng suối và được dòng nước chảy xiết đẩy đến một vực khác – vực Lưu Thủy. Nếu có sức khỏe tốt và muốn thử thách lòng can đảm của mình, bạn có thể chinh phục cả 7 tầng thác Datanla. Sau khi “làm quen” với xe trượt, “đi dây” vượt thác để khám phá thế giới khác của du lịch Đà Lạt, du khách theo đường mòn trong rừng để trở về nơi xuất phát. Không khí mát mẻ, trong lành và những cánh rừng nguyên sinh xanh ngắt, những vạt cỏ hồng chuyển màu vàng óng rực rỡ dưới ánh nắng, những đồi Dã Quỳ gom sắc nắng nở vàng rực triền đồi hoang… sẽ khiến du khách nhanh chóng phục hồi sức lực sau các trò chơi mạo hiểm.

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận