Tổng quan về Đất nước Hàn Quốc

THÔNG TIN CHUNG VỀ HÀN QUỐC
Địa lý
Hàn Quốc nằm trên Bán đảo Triều Tiên, một bán đảo trải dài 1.000 km từ bắc tới nam, ở phần đông bắc của lục địa châu Á, nơi hải phận của bán đảo tiếp giáp với phần cực tây của Thái Bình Dương. Phía bắc bán đảo tiếp giáp với Trung Quốc và Nga. Phía đông của bán đảo là Biển Đông, xa hơn nữa là nước láng giềng Nhật Bản. Ngoài bán đảo chính còn có hơn 3.200 đảo nhỏ.
Tổng diện tích của bán đảo Triều Tiên là 222.154 km2, gần bằng diện tích của Anh hay Romania. Không kể diện tích đất khai hoang, diện tích đất canh tác là 99.617 km2, chiếm 45% tổng diện tích. Địa hình núi non chiếm khoảng hai phần ba diện tích lãnh thổ, giống Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary hoặc Ai-len.
Dãy núi Taebaeksan chạy suốt chiều dài bờ biển phía đông, nơi những con sóng của Biển Đông đập mạnh vào núi đã tạo ra các vách đá dốc và các bãi đá. Sườn phía tây và phía nam bán đảo bằng phẳng hơn, với những vùng đồng bằng và rất nhiều đảo ở ngoài khơi tạo thành những vịnh nhỏ.
Bán đảo nổi bật với nhiều ngọn núi và dòng sông kỳ vĩ, vì vậy người Hàn thường ví đất nước mình như một tấm gấm thêu đẹp đẽ.
Núi Baekdusan ở miền bắc bán đảo là ngọn núi cao nhất với độ cao 2.744m so với mực nước biển và trải dài theo đường biên giới phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc. Baekdusan là ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động nơi một hồ nham thạch rộng đã được hình thành với cái tên Cheonji. Ngọn núi này được coi là một biểu tượng đặc biệt của tinh thần Hàn Quốc và được nhắc đến trong bài quốc ca.
So với quy mô lãnh thổ, bán đảo Triều Tiên có số lượng sông suối tương đối lớn. Hệ thống đường thủy này đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành lối sống của người Hàn và trong cả công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Hai con sông dài nhất ở bắc bán đảo là Amnokgang (Yalu, 790km) và Dumangang (Tumen, 521km). Hai con sông này đều bắt nguồn từ ngọn núi Baekdusan rồi lần lượt đổ xuống theo hướng tây và đông, tạo nên biên giới phía bắc của bán đảo.
Ở nam bán đảo, sông Nakdonggang (525km) và sông Hangang (494 km) là hai đường thủy chủ yếu. Sông Hangang chảy ngang qua Seoul, thủ đô của Hàn Quốc, được coi là con đường sinh mệnh cho dân cư tập trung đông đúc ở khu vực trung tâm của đất nước Hàn Quốc ngày nay, như nó đã giúp cho dân cư các vương quốc cổ đại phát triển dọc theo hai bờ sông.
Bao quanh ba mặt của bán đảo, đại dương đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của người Hàn từ ngàn xưa và đã góp phần vào sự phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và kỹ năng hàng hải.
Khí hậu
Hàn Quốc có bốn mùa rõ rệt. Mùa xuân và mùa thu khá ngắn, mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa đông thì lạnh, khô và tuyết rơi nhiều, đặc biệt là ở các khu vực miền núi, không phải dọc theo bờ biển phía nam.
            Khí hậu cũng khác nhau tại các vùng trên đất nước, với nhiệt độ trung bình từ 60C (430F) đến 160C (610F). Nhiệt độ trung bình vào tháng Tám, tháng nóng nhất trong năm là từ 190C (660F) đến 270C (810F), trong khi đó nhiệt độ vào tháng Giêng, tháng lạnh nhất trong năm từ -80C (170F) đến 70C (430F).
            Vào đầu xuân, Bán đảo Triều Tiên thường có "cát/ bụi vàng" do gió cuốn về từ các sa mạc phía bắc Trung Quốc. Nhưng vào giữa tháng Tư, đất nước được hưởng một thời tiết êm dịu với núi và cánh đồng ngập trong màu sắc rực rỡ của các loài hoa dại. Đây là lúc người nông dân chuẩn bị gieo mạ cho vụ lúa hàng năm.
            Với không khí khô và bầu trời trong xanh như pha lê, mùa thu là mùa mà tất cả người Hàn đều yêu thích. Phong cảnh nông thôn đẹp khác thường với những màu sắc đa dạng. Mùa thu là mùa gặt hái, cũng là mùa của những lễ hội dân gian bắt nguồn từ phong tục tập quán của nhà nông từ thời xa xưa.
Con người và dân số:
Người Hàn là dân tộc gần như nói một ngôn ngữ. Với những đặc tính riêng về thể chất, người Hàn được coi là con cháu của một vài bộ lạc Mông Cổ từ vùng Trung Á di cư đến bán đảo Triều Tiên.
Vào thế kỷ thứ 7, rất nhiều quốc gia của Bán đảo lần đầu tiên đã được thống nhất dưới thời vương quốc Silla (57 tr.CN - 935 s.CN). Sự đồng nhất như vậy đã làm cho người Hàn hầu như không bị vướng vào những vấn đề dân tộc và duy trì được tình đoàn kết vững chắc.
Cuối năm 2005, dân số của Hàn Quốc ước tính khoảng 48.294.000 người, với mật độ 474 người/ km2. Dân số của CHDCND Triều Tiên ước khoảng 22.928.040 người.
Dân số Hàn Quốc tăng mỗi năm khoảng 3% trong những năm 1960, và giảm xuống còn 2% mỗi năm trong thập kỷ tiếp theo. Năm 2005, tỉ lệ gia tăng dân số đã dừng ở mức 0,44% và ước tính sẽ giảm xuống còn 0,01% vào năm 2020.
Một khuynh hướng đáng chú ý trong nhân khẩu học của Hàn Quốc là dân số đang già đi theo từng năm. Con số thống kê vào năm 1999 cho thấy 6,9% dân số của Hàn Quốc ở độ tuổi 65 trở lên và đến năm 2005, con số này là 9,1%.
Trong những năm 1960, cơ cấu dân số của Hàn Quốc tạo hình một kim tự tháp, với tỉ lệ sinh cao và tuổi thọ tương đối ngắn. Tuy nhiên cơ cấu theo độ tuổi hiện nay đang tạo thành một hình chuông bởi tỉ lệ sinh thấp và tuổi thọ trung bình kéo dài. Tính tới năm 2020, tỉ lệ dân số trẻ (dưới độ tuổi 15) sẽ giảm xuống, trong khi dân số già (trên độ tuổi 65) sẽ chiếm khoảng 15,7% tổng số dân.
Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trong những năm 1960 và 1970 đã kéo theo sự di chuyển liên tục của những người dân từ nông thôn ra thành phố, đặc biệt là Seoul, làm cho dân số tăng nhanh tại những khu vực này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số cư dân Seoul  di chuyển ra vùng ngoại ô đang tăng dần lên.
Silla thống nhất và Balhae
Vào giữa thế kỷ thứ 6, vương quốc Silla đã xâm chiếm và cai quản vương quốc Gaya láng giềng, một vương quốc gồm các thành quốc mạnh phát triển ở khu vực đông nam bán đảo từ giữa thế kỷ thứ nhất đến giữa thế kỷ thứ 6. Vương quốc Silla cũng đã liên minh quân sự với nhà Đường của Trung Quốc nhằm chinh phục các vương quốc Goguryeo và Baekje. Nhưng sau đó, Silla đã chiến đấu chống lại nhà Đường khi nhà Đường để lộ tham vọng sáp nhập lãnh thổ Goguryeo và Baekje.
Silla đã đẩy lùi Trung Quốc vào năm 676. Sau đó vào năm 698, những người dân trước đây của vương quốc Goguryeo sống tại khu vực trung nam Mãn Châu lý đã lập nên vương quốc Balhae. Balhae bao gồm không chỉ những người dân của vương quốc Goguryeo mà còn một số lớn dân vùng Malgal.
Balhae đã thiết lập một hệ thống chính phủ với trung tâm là năm thủ phủ địa phương, đây là mô hình dựa trên cơ cấu hành chính của vương quốc Goguryeo. Balhae đã phát triển một nền văn hóa tiên tiến bắt nguồn từ vương quốc Goguryeo.
Vương quốc Balhae đạt đến đỉnh cao của thịnh vượng trong nửa đầu thế kỷ 9 với việc xâm chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn từ sông Amur ở miền Bắc và sông Kaiyuan ở trung nam Mãn Châu lý cho tới phía tây. Quốc gia này cũng thiết lập quan hệ ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản. Balhae tồn tại đến năm 926, khi nước này bị người Khitan lật đổ. Rất nhiều giai cấp cầm quyền, hầu hết là người dân trên bán đảo Triều Tiên, đã di chuyển xuống miền Nam sinh sống tại vương triều Goryeo mới được thành lập.
Silla thống nhất Bán đảo Triều Tiên vào năm 668 và đạt tới đỉnh cao của quyền lực và sự thịnh vượng vào giữa thế kỷ 8. Vương quốc này đã nỗ lực thiết lập một đất nước Phật giáo. Đền Bulguksa được xây dựng trong thời kỳ này. Tuy nhiên, quốc gia tôn sùng đạo Phật này đã bắt đầu rơi vào tình trạng kém phát triển do giới quý tộc tự cho phép sống cuộc sống quá xa xỉ. Ngoài ra, cũng có những xung đột giữa các nhà lãnh đạo địa phương đòi quyền lực đối với hai quốc gia bị chiếm đóng là Goguryeo và Baekje. Năm 935, vua Silla chính thức quy phục vương triều mới được thành lập Goryeo.
Goryeo
Kể từ khi vương quốc Silla thống nhất bán đảo Triều Tiên, vào năm 668, mặc dù bị ngoại xâm liên tiếp, bán đảo này vẫn thuộc quyền cai trị của một chính quyền duy nhất, đồng thời vẫn duy trì được sự độc lập về chính trị và giữ gìn các di sản văn hóa của dân tộc. Cả hai triều đại Goryeo (918-1392) và Joseon (1392-1910) đã củng cố quyền lực và phát triển văn hóa, đồng thời đẩy lùi quân ngoại xâm như Khitans, Mông Cổ và Nhật Bản. Wang Geon, một vị tướng phục vụ dưới quyền Gungye, một hoàng tử nổi loạn của vương triều Silla, đã lập nên triều đại Goryeo. Wang Geon đã chọn quê hương ông Songak (ngày nay là Gaeseong thuộc CHDCND Triều Tiên) làm thủ đô và tuyên bố mục tiêu lấy lại lãnh thổ đã mất của vương quốc Goguryeo ở đông bắc Trung Quốc.
Ông đã đặt tên triều đại của mình là Goryeo, nguồn gốc của tên gọi Hàn Quốc ngày nay. Mặc dù Goryeo không lấy lại được những vùng đất đã mất, triều đại này đã xây dựng một nền văn hóa tinh tế, tiêu biểu là cheongja - một loại gốm xanh và các tập tục Phật giáo phát triển. Một phát minh không kém phần ý nghĩa, đó là bản khắc chữ in kim loại di động đầu tiên trên thế giới vào năm 1234, đi trước kỹ thuật in Gutenberg của Đức hai thế kỷ. Trong cùng thời gian này, những nghệ nhân đầy tài năng của Triều Tiên cũng đã hoàn thành một công việc phi thường, đó là khắc toàn bộ các phép tắc Phật giáo lên các phiến gỗ lớn.
Các phiến khắc này gồm hơn 80.000 bản, được làm với mục đích cầu mong sự phù hộ của Đức Phật để đẩy lùi kẻ xâm lược Mông Cổ. Những bản khắc này được gọi là Bộ kinh Phật Koreana và ngày nay được lưu trữ tại khu đền lịch sử Haeinsa. 
Trong những năm tiếp theo, những cuộc đấu tranh nội bộ giữa quan lại học giả và chiến binh, giữa đạo Khổng và đạo Phật đã làm triều đại Goryeo suy yếu. Cuộc tấn công của Mông Cổ bắt đầu vào năm 1231 đã làm cho Goryeo trở thành một bang chư hầu của Mông Cổ trong gần một thế kỷ bất chấp sự kháng cự quyết liệt của người dân Goryeo. 
Joseon 
Năm 1392, Tướng Yi Seong-gye đã lập nên một triều đại mới lấy tên là Joseon. Tầng lớp cai trị đầu tiên của triều đại này đã lấy đạo Khổng làm triết lý chỉ đạo của vương quốc nhằm chống lại ảnh hưởng thống trị của Phật giáo trong thời kỳ Goryeo.
Những người thống trị Joseon đã cai trị vương quốc với một hệ thống chính trị cân bằng. Hệ thống thi cử có sự tham gia của dân chúng là cơ sở tuyển chọn ra tầng lớp quan lại. Các cuộc thi được dùng làm cơ sở cho tính cơ động của xã hội và hoạt động trí tuệ trong thời kỳ này. Xã hội sùng đạo Khổng này đánh giá cao học thuật, coi thường thương mại và sản xuất.
Dưới triều Sejong Đại đế (1418-1450) - vị vua thứ tư của triều đại Joseon - văn hóa và nghệ thuật phát triển chưa từng thấy trong lịch sử Hàn Quốc. Dưới sự bảo trợ của đức vua Sejong, các học giả của viện hàn lâm hoàng gia đã sáng tạo bảng chữ cái Hàn Quốc, được gọi là Hangeul.
Sau đó bảng chữ cái này được gọi là Hunminjeongeum, nghĩa là "hệ thống ngữ âm đúng để dạy dân chúng".
Vua Sejong cũng quan tâm một cách toàn diện đến lĩnh vực thiên văn học. Đồng hồ mặt trời, đồng hồ nước, địa cầu và bản đồ thiên văn đều được làm ra theo yêu cầu của ông. Ông đã truyền  ngai vàng cho con trai ông, vua Munjong (trị vì 1450-1452) nhưng Munjong qua đời hai năm sau đó và Thái tử Danjong 11 tuổi lên ngôi vua.
Năm 1455, Hoàng tử Suyangdaegun, chú của vua Danjong, đã cướp ngai vàng của vị hoàng đế trẻ tuổi này. Suyangdaegun trở thành vua Sejo (trị vì  1455-1468). Ông đã lập nên một khung thể chế của chính phủ bằng việc xuất bản một bộ luật gọi là Gyeongguk Daejeon.
Năm 1592, Nhật Bản xâm chiếm vương triều Joseon để dọn đường xâm lược Trung Quốc.
Đô đốc Yi Sun-sin (1545-1598), một trong những nhân vật được tôn kính nhất trong lịch sử Hàn Quốc, đã chỉ huy hàng loạt những cuộc tấn công của thủy quân oanh liệt trên biển chống lại đội quân của Nhật Bản bằng những Geobukseon (thuyền rùa) được coi là những thuyền chiến bọc sắt đầu tiên trên thế giới.
Trên mặt đất, những chiến binh nông dân tình nguyện và đội ngũ những tăng lữ Phật giáo đã dũng cảm chống lại kẻ thù. Sau khi Tư lệnh Toyotomi Hideyoshi tử trận, Nhật Bản bắt đầu rút lui khỏi Hàn Quốc. Cuộc chiến cuối cùng đã kết thúc năm 1598, song nó đã để lại những ảnh hưởng vô cùng to lớn tới triều đại Joseon của Hàn Quốc và Nhà Minh Trung Quốc. Trong suốt thời gian chiến tranh, rất nhiều nghệ nhân và kỹ thuật viên kể cả phu khuân vác Hàn Quốc đã bị cưỡng ép đưa sang Nhật Bản.
Từ đầu thế kỷ 17, một phong trào chủ trương Silhak, có nghĩa học thuật thực hành, đã phát triển mạnh trong các quan chức học giả có tư tưởng tự do như một phương tiện để xây dựng một quốc gia hiện đại.
Các học giả này kiên quyết kiến nghị việc cải thiện nông nghiệp và công nghiệp, đồng thời thực hiện cải cách triệt để việc phân chia đất đai. Đương nhiên những nhà quý tộc của một chính phủ bảo thủ không sẵn sàng ủng hộ một sự thay đổi mạnh mẽ như vậy.
Trong nửa sau của thời kỳ Joseon, người ta thấy chính quyền chính phủ và tầng lớp thượng lưu bắt đầu có những biểu hiện của tư tưởng bè phái. Để chỉnh đốn tình hình chính trị không mong muốn này, vua Yeongjo (trị vì 1724-1776) cuối cùng đã đề ra một chính sách không thiên vị. Nhờ thế nhà vua đã củng cố được quyền lực của vương triều và sự ổn định chính trị.
Vua Jeongjo (trị vì 1776-1800) đã duy trì chính sách không thiên vị và lập nên một thư viện của triều đình để gìn giữ những tài liệu và những biên bản của vương triều. Ông cũng khởi xướng những cuộc cải cách về chính trị và văn hóa khác. Giai đoạn này đã chứng kiến sự phát triển rực rỡ của Silhak. Một số học giả có tên tuổi đã viết ra những công trình tiến bộ đề nghị cải cách nông nghiệp và công nghiệp, nhưng chỉ một số ít những ý tưởng đó được triều đình chấp thuận. 
Hàn Quốc trở thành một “Quốc gia ẩn dật” vào thế kỷ 19, kiên quyết phản đối những đòi hỏi của phương Tây về quan hệ ngoại giao và thương mại. Cùng với thời gian, một số nước châu Á và châu Âu với tham vọng đế quốc đã đua tranh để giành ảnh hưởng đối với bán đảo Triều Tiên. Nhật Bản, sau khi thắng Trung Quốc và Nga trong chiến tranh, đã thôn tính Hàn Quốc và thiết lập sự cai trị thực dân tại đây từ năm 1910.
            Chế độ cai trị thực dân của Nhật Bản đã khơi dậy tinh thần yêu nước của người Hàn Quốc. Các nhà trí thức Hàn Quốc đã căm phẫn trước chính sách đồng hóa ngang nhiên của Nhật Bản mà thậm chí chính sách này còn cấm cả việc giảng dạy bằng tiếng Hàn trong các trường học. Ngày 1-3-1919, người dân Hàn Quốc đã tổ chức những cuộc phản đối trên phạm vi cả nước, trong đó hàng nghìn người đã hy sinh.
            Mặc dù thất bại, Phong trào Độc lập mồng 1 tháng 3 đã tạo nên một mối liên kết vững vàng giữa bản sắc dân tộc và tinh thần yêu nước của người dân Hàn Quốc. Phong trào này đã dẫn tới việc thành lập một chính phủ lâm thời tại Thượng Hải, Trung Quốc và cuộc đấu tranh vũ trang có tổ chức chống lại thực dân Nhật tại Mãn Châu Lý. Vào ngày mồng 1 tháng Ba hàng năm, người Hàn Quốc vẫn kỷ niệm Phong trào Độc lập này và đây được coi là ngày lễ quốc gia.
            Trong suốt thời kỳ thực dân, Nhật Bản đã không ngừng bóc lột Hàn Quốc về kinh tế. Cuộc sống của người Hàn Quốc trở nên khốn khổ dưới ách thống trị của thực dân Nhật cho tới khi Nhật Bản bị đánh bại trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II vào năm 1945.
Thành lập nước Đại Hàn Dân Quốc
Người Hàn Quốc vui mừng khi Nhật bị đánh bại trong Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Tuy nhiên, niềm vui của họ chỉ hết sức ngắn ngủi. Tự do không đem lại ngay cho người  Hàn Quốc một nền độc lập mà họ đã chiến đấu hết sức ác liệt để giành lấy.
Thay vào đó, nó đã để lại một đất nước bị chia cắt bởi sự khác biệt về tư tưởng do cuộc chiến tranh lạnh. Những nỗ lực của người Hàn Quốc nhằm xây dựng nên một chính phủ độc lập đã thất bại do lực lượng quân đội Mỹ chiếm đóng nửa phía nam bán đảo và quân đội Xô Viết kiểm soát phần phía Bắc.
Tháng 11-1947, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) thông qua một nghị quyết kêu gọi tổng tuyển cử tại Hàn Quốc dưới sự giám sát của một Ủy ban LHQ.
Tuy nhiên, Liên Xô đã từ chối thi hành nghị quyết này và ngăn Ủy ban LHQ tiến vào nửa phía bắc bán đảo. Sau đó, đại hội đồng LHQ đã thông qua một nghị quyết khác kêu gọi bầu cử tại các địa phương mà Ủy ban LHQ có thể đến được. Những cuộc bầu cử đầu tiên ở Hàn Quốc được tiến hành vào ngày 10-05-1948 tại những vùng ở phía nam vĩ tuyến 38. Vĩ tuyến này đã trở thành đường chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai miền Bắc, Nam.
Syngman Rhee (Lý Thừa Vãn) được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Đại Hàn Dân Quốc vào năm 1948. Đồng thời, ở phía bắc vĩ tuyến 38, CHDCND Triều Tiên được thành lập dưới sự lãnh đạo của Kim Il-sung (Kim Nhật Thành).
Ngày 25-06-1950, miền Bắc tiến hành một cuộc xâm lược quy mô lớn vào miền Nam dẫn đến cuộc chiến tranh kéo dài ba năm với sự tham gia của Mỹ, Trung Quốc và một số lực lượng quân sự nước ngoài khác. Toàn bộ bán đảo bị tàn phá do những cuộc xung đột. Cuối cùng, một hiệp định ngừng bắn đã được kí kết tháng 7-1953.
Cuộc chiến tranh đã làm gần 3 triệu người chết và bị thương, hàng triệu người khác mất nhà cửa hoặc bị ly tán gia đình. Sự rối loạn nghiêm trọng về xã hội vẫn tiếp diễn dưới chính quyền Tổng thống Syngman Rhee.
Nền dân chủ của Hàn Quốc chưa chín muồi vào thời điểm bấy giờ, và đất nước đã phải trải qua những khó khăn to lớn về chính trị và kinh tế. Cuộc nổi dậy do sinh viên cầm đầu tháng 4-1960 buộc Tổng thống Rhee phải từ chức. Chang Myon thuộc đảng dân chủ lập nên một chính phủ vào tháng 8-1960 và một nền cộng hòa thứ hai được thành lập.
Tuy nhiên, một cuộc đảo chính do Đại tướng Park Chung-hee (Pắc Chung Hy) cầm đầu ngày 16-05-1961 đã lật đổ chính phủ mới. Hội đồng Tái thiết Quốc gia Tối cao do Tướng Park đứng đầu đã tiếp quản các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp của Chính phủ.
Park trở thành Tổng thống trong cuộc bầu cử năm 1963. Chính quyền của Tổng thống Park theo đuổi công cuộc công nghiệp hóa nhanh chóng và đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao trong những thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ trước, thường được gọi là "Kỳ tích trên sông Hàn", nhưng sự cai trị của ông cũng kéo theo hạn chế nghiêm ngặt những quyền chính trị và tự do của nhân dân.
Vụ ám sát Tổng thống Park vào tháng 10-1979 đã dẫn đến thời kỳ quá độ dưới ách quân luật. Choi Kyu-hah, được phong làm Tổng thống lâm thời, đã từ chức tháng 8-1980, và Chun Doo-hwan, người cầm đầu một nhóm sĩ quan đầy thế lực, đã được Hội nghị Quốc gia về Thống nhất-một tập thể cử tri - bầu làm Tổng thống.
Các phong trào thân dân chủ lên cao trong suốt thập niên 1980 và chế độ bầu cử Tổng thống bằng đầu phiếu phổ thông trực tiếp đã được khôi phục trong Hiến pháp được sửa đổi năm 1987.
Roh Tae-woo, nguyên là một tướng quân đội, đã được bầu làm Tổng thống theo Hiến pháp mới, song những tiến bộ về dân chủ đạt được trong suốt thời kỳ cầm quyền của ông đã chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống dân sự lần đầu tiên trong vòng 32 năm.
Kim Young-sam, một nhà hoạt động thân dân chủ lâu năm, do đảng cầm quyền đề cử đã được bầu làm Tổng thống năm 1992.
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1997, lãnh tụ Kim Dae-jung của phe đối lập chiếm đa số - đảng Quốc hội vì một Nền Chính trị Mới (NCNP) - đã đắc cử. Chính quyền của ông, với tên gọi "Chính quyền của nhân dân" đã được thành lập thông qua sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc từ đảng cầm quyền sang đảng đối lập.
Chính quyền của Tổng thống Roh Moo-hyun, hay "Chính phủ có sự tham dự của Nhân dân", ra mắt ngày 25-02-2003. Chính quyền của Tổng thống Roh, chính quyền thứ 16 trong lịch sử nước cộng hòa, đã đề ra ba mục tiêu trước mắt là "Dân chủ với nhân dân", "Xã hội phát triển cân bằng", và "Kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng ở Đông Bắc Á".
Chính quyền Roh Moo-hyun sinh ra từ sức mạnh của nhân dân. Các cuộc quyên góp tự nguyện và  chiến dịch vận động bầu cử do những người dân vận động đã đem lại chiến thắng cho Tổng thống Roh Moo-hyun trong cuộc bầu cử tổng thống.
Chính quyền Roh được xây dựng trên nền tảng sức mạnh của dân chúng tham gia. Vì vậy, sự tham gia của quần chúng sẽ có một vai trò then chốt trong hoạt động tương lai của chính phủ, như nó đã từng có vai trò quyết định khi mới ra đời. 
Tổng thống & Chức vụ Tổng thống
Tổng thống Hàn Quốc - đ­ược bầu d­ưới hình thức bỏ phiếu kín, bình đẳng và trực tiếp trên phạm vi toàn quốc, là ng­ười đứng đầu cơ quan hành pháp.
Nhiệm kỳ của một Tổng thống năm năm, và không đ­ược ứng cử trong nhiệm kỳ tiếp theo. Điều khoản một nhiệm kỳ duy nhất này nhằm bảo đảm không cho bất kỳ cá nhân nào nắm quyền lực chính phủ trong một thời gian dài. Trong trường hợp Tổng thống không thể tiếp tục công việc hoặc qua đười, Thủ t­ớng hoặc các thành viên của Hội đồng Nhà n­ước sẽ tạm thời giữ chức Tổng thống theo quy định của pháp luật.
D­ưới hệ thống chính trị hiện nay, Tổng thống giữ năm vai trò chủ yếu. Tr­ước hết, Tổng thống là ng­ười đứng đầu quốc gia, t­ượng trưng và đại diện cho toàn thể dân tộc trong hệ thống chính phủ và trong quan hệ đối ngoại.
Tổng thống sẽ tiếp các nhà ngoại giao n­ước ngoài, tặng th­ưởng huân ch­ương, huy ch­ương và các danh hiệu khác và ban lệnh ân xá. Tổng thống có nghĩa vụ bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, sự duy trì nhà n­ước quốc gia và duy trì Hiến pháp ngoài nhiệm vụ đặc biệt là theo đuổi sự nghiệp thống nhất hòa bình giữa hai miền Triều Tiên.
Thứ hai, Tổng thống là ng­ười điều hành tối cao ban hành các bộ luật đ­ược cơ quan lập pháp thông qua, đồng thời ban bố các lệnh và sắc lệnh để thực thi pháp luật. Tổng thống có đầy đủ quyền điều hành Hội đồng Nhà n­ước, những cơ quan cố vấn và cơ quan hành pháp. Tổng thống có quyền chỉ định các viên chức, trong đó có Thủ t­ớng và ng­ười đứng đầu các cơ quan hành pháp.
Thứ ba, Tổng thống cũng là Tổng t­ư lệnh lực l­ượng vũ trang. Ông có quyền lực rộng rãi đối với  các chính sách quân sự, bao gồm cả quyền tuyên bố chiến tranh.
Thứ tư­, Tổng thống là nhà ngoại giao đứng đầu và là ng­ười vạch định chính sách ngoại giao. Tổng thống là ng­ười có quyền chỉ định hoặc cử các đặc phái viên ngoại giao và ký kết hiệp ­ước với các quốc gia trên thế giới.
Sau cùng, Tổng thống là ng­ười hoạch định chính sách và ng­ười làm luật chủ yếu. Tổng thống có thể đề xuất những dự thảo luật lên Quốc hội hoặc có thể đích thân hoặc qua giấy tờ trình bày quan điểm của mình lên cơ quan lập pháp. Tổng thống không thể giải tán Quốc hội, nhưng Quốc hội có thể buộc Tổng thống chịu trách nhiệm cuối cùng đối với Hiến pháp bằng một quá trình không thừa nhận.
 Chính phủ & Hiến pháp :
Hiến pháp Hàn Quốc được thông qua lần đầu tiên vào ngày 17-7-1948. Trải qua những biến động lớn về chính trị trong quá trình xây dựng dân chủ, Hiến pháp đã được sửa lại chín lần, lần sửa đổi cuối cùng vào ngày 29-10-1987.
Hiến pháp hiện nay tiêu biểu cho những tiến bộ lớn trong bước đi hướng tới một nền dân chủ hóa thực sự. Bên cạnh quá trình sửa đổi lại Hiến pháp, còn có những thay đổi quan trọng khác. Quyền lực của Tổng thống bị hạn chế hơn, các cơ quan lập pháp được trao thêm quyền lực, ngoài ra còn có thêm nhiều biện pháp nhằm bảo vệ quyền con người. Đặc biệt, việc xây dựng Tòa án Hiến pháp mới, độc lập đóng một vai trò thiết yếu trong việc đưa Hàn Quốc trở thành một xã hội dân chủ và tự do hơn.
Hiến pháp bao gồm lời mở đầu, 130 điều, 6 quy tắc bổ sung và được chia làm 10 chương: Điều khoản chung, Quyền và nghĩa vụ của công dân, Quốc hội, Cơ quan hành pháp, Tòa án, Tòa án hiến pháp, Quản lý bầu cử, Chính quyền địa phương, Kinh tế và Sửa đổi hiến pháp.
Những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp Hàn Quốc bao gồm chủ quyền của dân tộc, sự phân chia quyền lực, theo đuổi công cuộc thống nhất hai miền Nam Bắc, theo đuổi hòa bình và hợp tác quốc tế, những quy định của pháp luật và trách nhiệm của nhà nước trong việc tăng cường phúc lợi xã hội.
Hiến pháp đề ra một trật tự chính trị dân chủ tự do. Hiến pháp không chỉ tuyên bố trong lời mở đầu rằng Hàn Quốc hướng tới mục tiêu "tăng cường hơn nữa trật tự cơ bản về tự do và dân chủ" mà còn thể chế hóa sự phân quyền và pháp quyền. Hiến pháp thông qua chế độ Tổng thống được bổ sung bằng những yếu tố nghị viện. Các đảng chính trị được hưởng những quyền ưu đãi và bảo hộ theo hiến định đồng thời Hiến pháp cũng áp đặt cho họ những nghĩa vụ nhằm bảo đảm trật tự chính trị tự do và dân chủ.
Trong điều 10, Hiến pháp tuyên bố "Tất cả công dân đều được đảm bảo giá trị, nhân phẩm con người và quyền mưu cầu hạnh phúc. Nhà nước có nhiệm vụ xác định, đảm bảo quyền cơ bản và không thể xâm phạm của cá nhân". Dựa trên điều khoản cơ bản này, Hiến pháp mang lại cho mỗi cá nhân những quyền lợi về mặt chính trị và xã hội vốn đã trở thành mô hình ở các nước dân chủ.
Các quyền này cũng bao gồm quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền tự do cá nhân, quyền xét xử nhanh chóng và công bằng, quyền tự do đi lại, quyền tự do nghề nghiệp, quyền có sự riêng tư, quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, quyền tự do ngôn luận và hội họp, quyền tham gia hoạt động chính trị như quyền bầu cử và quyền giữ các chức vụ công.
Ngoài ra, nhà nước phải đảm bảo các quyền xã hội khác nhau, từ quyền được học hành, quyền của người lao động được tham gia các tổ chức độc lập, quyền thương lượng và hành động tập thể đến quyền có một môi trường đảm bảo sức khỏe và thoải mái.
Điều 37 quy định không được sao nhãng các quyền cơ bản của công dân vì lý do đơn giản là các quyền đó không được ghi trong Hiến pháp. Điều này cũng quy định rằng chỉ luật pháp mới có thể giới hạn các quyền đó và chỉ được hạn chế trong trường hợp cần thiết cho an ninh quốc gia, duy trì luật pháp và trật tư hoặc phúc lợi chung. Ngay cả khi áp đặt những sự hạn chế này, không được xâm phạm đến tự do hoặc quyền lợi tối thiểu.
Hiến pháp quy định rõ ràng rằng mọi công dân có những nghĩa vụ cơ bản, bao gồm nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ học tập, nghĩa vụ làm việc và nghĩa vụ quốc phòng trong những tình huống do luật pháp quy định.
Điều nổi bật trong hệ thống hiến pháp hiện nay là sự thiết lập Tòa án Hiến pháp với tư cách người bảo vệ Hiến pháp và người bảo đảm các quyền cơ bản của nhân dân.
Hiến pháp cũng khuyến khích một nền kinh tế thị trường tự do bằng cách tuyên bố Nhà nước đảm bảo quyền sở hữu, đồng thời khuyến khích sự tự do, chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động kinh tế. Hiến pháp cũng quy định Nhà nước có thể điều hòa và phối hợp các hoạt động kinh tế nhằm duy trì sự phát triển cân đối và ổn định của nền kinh tế quốc dân, đồng thời thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế.
Việc sửa đổi hiến pháp đòi hỏi những thủ tục đặc biệt khác với các công tác lập pháp khác. Hoặc Tổng thống hoặc một nhóm đa số các nghị sĩ quốc hội có thể đề nghị sửa đổi hiến pháp. Để sửa đổi hiến pháp cần có sự đồng thuận không chỉ của Quốc hội mà còn của một cuộc trưng cầu dân ý trên phạm vi toàn quốc. Đối với Quốc hội, cần có sự ủng hộ của 2/3 hoặc trên 2/3 số đại biểu quốc hội, trong khi đối với dân chúng cần có sự đồng ý của hơn một nửa số phiếu bầu hợp lệ trong cuộc trưng cầu dân ý trên phạm vi cả nước.
 Hàn Quốc và thế giới & Quan hệ liên Triều :
Bối cảnh lịch sử 
Khi Thế chiến thứ hai kết thúc với sự thất bại của Nhật Bản, tất cả người Hàn Quốc đều mong muốn một quốc gia độc lập thống nhất nhưng lại phải chịu cảnh chia cắt do hậu quả của Chiến tranh lạnh giữa Đông và Tây. Việc chia cắt dân tộc và việc thành lập các chính phủ riêng biệt giữa Bắc và Nam cuối cùng dẫn đến một cuộc nội chiến, chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Chiến tranh Triều Tiên là một phụ phẩm của xung đột lý tưởng nội tại và nhiều người coi đây là một cuộc chiến tranh tiêu biểu giữa phương Tây và khối Cộng sản.
Chiến tranh Triều Tiên phát triển thành một cuộc chiến tranh quốc tế quy mô lớn lôi kéo theo 16 nước trong LHQ cũng như Trung Quốc và Liên Xô của khối cộng sản. Chiến tranh kết thúc bằng việc đình chiến, tạo ra một vành đai ngừng bắn 155 dặm chia cắt Bán đảo Triều Tiên.
Sau khi ngừng bắn, sự đối đầu Chiến tranh lạnh trên Bán đảo Triều Tiên càng tăng. Chính phủ Hàn Quốc theo đuổi một chính sách đối với Bắc Triều Tiên hướng tới thống nhất bằng cách đánh bại chủ nghĩa Cộng sản. Trong khi đó Bắc Triều Tiên tuyên bố một chiến lược (pháo đài cách mạng) và cố gắng cộng sản hóa phía Nam.
Từ đầu những năm 1970, sự căng thẳng của Chiến tranh lạnh bắt đầu giảm dần với việc các nước tư bản và cộng sản bắt đầu bớt căng thẳng. Theo xu hướng này Seoul và Bình Nhưỡng cùng lúc công bố đồng đối thoại Nam Bắc ngày 4-7-1972 và bắt đầu đối thoại và trao đổi ở một mức độ giới hạn bao gồm các cuộc Đối thoại giữa hai hội Chữ thập đỏ Nam - Bắc và Các cuộc gặp gỡ của Ủy ban Điều phối Nam - Bắc. Tuy nhiên, điều này vẫn không thể làm giảm sự thù hận và không tin tưởng giữa Nam và Bắc hoặc xây dựng sự tin tưởng song phương trên vũ đài chính trị.
Năm 1979, Liên Xô chiếm đóng Afghanistan dẫn thế giới trở lại một sự đối đầu Chiến tranh lạnh mới và biến quan hệ liên Triều thêm căng thẳng. Tới giữa những năm 1980 sự cải cách và mở cửa ở Liên bang Xô Viết khởi đầu cho việc gia tăng cải cách và mở cửa trong các nước Cộng sản Đông Âu. Khi Chiến tranh lạnh bắt đầu kết thúc, quan hệ liên Triều đã có một bước ngoặt quan trọng.
Ngày 7-7-1988, nhận thấy Chiến tranh lạnh trên  thế giới giảm đi, chính phủ Hàn Quốc ra Tuyên bố Đặc biệt bày tỏ mong muốn về Tự tôn Dân tộc, Thống nhất và Thịnh vượng. Tới năm 1990, quan hệ liên Triều tăng cường mạnh mẽ bằng việc bắt đầu đối thoại cấp cao giữa các thủ tướng hai miền Nam - Bắc.
Tại vòng đàm phán cấp cao thứ năm vào năm 1991, hai thủ tướng ký Hiệp ước về Hòa giải, Không khiêu khích, Trao đổi và Hợp tác giữa Nam và Bắc mà người ta coi là Hiệp ước Cơ bản. Hiệp ước đánh dấu một bước tiến tới hòa bình và thống nhất trên Bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, do khó khăn nghiêm trọng về kinh tế ở Bắc Triều Tiên, những người ngoài cuộc cho rằng chế độ này sẽ sụp đổ. Hơn thế nữa, sự nghi ngờ gia tăng về việc liệu Bắc Triều Tiên có phát triển vũ khí hạt nhân khi rút ra khỏi Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí hạt nhân vào tháng 3-1993. Do những tiến triển như vậy, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lại gia tăng vào giữa những năm 1990.
Vấn đề về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã khiến cho quan hệ liên Triều rất tồi tệ và quan hệ này chỉ bắt đầu được cải thiện dần khi chính phủ Kim Dae Jung (1998-2003) thực thi một chính sách hòa giải và hợp tác với biệt danh "Chính sách Ánh dương". Những nỗ lực này đã tạo điều kiện cho Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên được tổ chức tại Bình Nhưỡng tháng 6-2000 và mang lại Tuyên bố chung Nam - Bắc ngày 15-6.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều là một bước ngoặt trong mối quan hệ liên Triều, thay đổi năm thập kỷ đối đầu và thù địch sang mối quan hệ hòa giải và hợp tác.
Từ tháng 6-2000 quan hệ liên Triều đã có nhiều tiến triển tốt đẹp. Đối thoại đã được mở ra trên nhiều lĩnh vực và những người thân bị ly tán đã bắt đầu liên lạc với nhau. Thêm vào đó, trao đổi liên Triều về con người và hàng hóa cũng gia tăng.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên lần thứ hai nổ ra vào tháng 10-2002 đã gián đoạn tinh thần hòa giải này và lại gây nên căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.
Kinh tế & Tăng trưởng kinh tế : 
Hàn Quốc gần đây đã thoát ra khỏi cơn sóng gió kinh tế xảy ra vào cuối năm 1997. Cuộc khủng hoảng làm điêu đứng các thị trường trên toàn châu Á này đã đe dọa những thành tựu kinh tế to lớn của Hàn Quốc. Tuy nhiên, nhờ thực hiện đầy đủ các thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Thế giới, quyết tâm cải tổ mạnh mẽ của Chính phủ và việc đàm phán thành công hoãn nợ nước ngoài với các ngân hàng chủ nợ, kinh tế Hàn Quốc đã lấy lại đà tăng trưởng và tiếp tục phát triển. Ngay từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, đất nước đã nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Mục tiêu quốc gia là vượt qua được những vấn đề nảy sinh trước đây bằng cách tạo ra một cơ cấu kinh tế phù hợp với nền kinh tế tiên tiến.
Hàn Quốc, từng được biết đến như một trong những nước nông nghiệp nghèo nhất thế giới, đã nghiêm túc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế từ năm 1962. Sau chưa đầy bốn thập kỷ, đất nước đã đạt được những thành tựu kinh tế được cả thế giới biết đến như “Kỳ tích trên sông Hàn”. Đó là một quá trình phi thường đã nhanh chóng giúp cải tạo nền kinh tế Hàn Quốc, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử của đất nước.
Chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng đã góp phần quan trọng vào sự chuyển đổi kinh tế toàn diện của Hàn Quốc. Dựa trên chiến lược này, nhiều chương trình phát triển đã được thực hiện thành công. Kết quả là từ năm 1962 đến 2005, tổng thu nhập quốc dân (GNI) của Hàn Quốc tăng từ 2,3 tỷ đô la Mỹ lên 786,8 tỷ đô la Mỹ, với thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng vọt từ 87 đô la Mỹ/năm lên 16.291 đô la Mỹ/năm. Những con số đầy ấn tượng như vậy cho thấy những chương trình kinh tế này rõ ràng đã thành công rực rỡ.
Năm 1998, do tỷ giá hối đoái biến động, tổng thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân đầu người giảm mạnh xuống còn 340,4 tỷ đô la Mỹ và 7.335 đô la Mỹ nhưng con số này năm 2002 đã tăng trở lại và đạt mức trước khủng hoảng kinh tế.
Nhờ chính sách tự do hóa và mức thu nhập đầu người tăng nên kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc cũng tăng dần. Là một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, khối lượng nhập khẩu của Hàn Quốc đã vượt qua Trung Quốc năm 1995 và có thể so sánh với khối lượng nhập khẩu của 3 nước Malaysia, Indonesia và Philippines cộng lại.
Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu cho công nghiệp như dầu thô và khoáng sản tự nhiên, sản phẩm tiêu dùng thông dụng, thực phẩm và hàng hóa như máy móc, thiết bị điện tử và thiết bị giao thông.
Nhờ tỷ lệ đầu tư và tiền gửi tiết kiệm cao cùng với việc chú trọng vào giáo dục, Hàn Quốc đã phát triển nhanh trong những năm 1960. Năm 1996, Hàn Quốc trở thành nước thành viên thứ 29 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Với lịch sử là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh của thế giới, Hàn Quốc đang phấn đấu trở thành đầu mối của khối kinh tế hùng mạnh châu Á trong thế kỷ 21. Khu vực Đông Bắc Á làm chủ những nguồn lực chủ yếu to lớn mà đó lại chính là những thành phần cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Những nguồn lực này là số dân 1,5 tỷ người, tài nguyên thiên nhiên dồi dào và những thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Đã có một sự thay đổi đáng kể về cơ cấu việc làm của Hàn Quốc kể từ buổi bình minh của quá trình công nghiệp hóa đầu những năm 1960. Năm 1960, số công nhân tham gia hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp chiếm tới 63% lực lượng lao động của cả nước. Tuy nhiên, con số này chỉ còn lại 7.9% vào năm 2005. Thay vào đó, lực lượng lao động trong các ngành dịch vụ đã tăng mạnh từ 28,3% tổng số lao động năm 1960 lên tới 73,5% vào năm 2005.
Ghi chú: "Cấp 1 chỉ khu vực nông, lâm, săn bắn và ngư nghiệp; "Cấp 2", khu vực sản xuất và khai thác mỏ; "Cấp 3", gồm khu vực dịch vụ cơ bản cần thiết để sản xuất ra tất cả cả các hàng hóa bao gồm các dịch vụ vận tải, thông tin và điện; và các dịch vụ khác.
 Trong nửa sau của những năm 1970, thị trường lao động Hàn Quốc đã trải qua một loạt những biến động lớn. Hàn Quốc nổi lên như một quốc gia có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt và giày dép. Trong những năm 1970 và 1980 chính phủ tập trung vào nguồn cung ứng lao động và đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Việc chú trọng tới nguồn lao động có tay nghề và bổ sung các dịch vụ tìm kiếm việc làm cho các công nhân có tay nghề thấp là những chính sách chính để giảm nhẹ thiếu hụt lao động gây ra bởi quá trình công nghiệp hóa. Tuy nhiên, từ nửa cuối những năm 80, việc chú trọng vào phát triển số lượng gây ra bất bình đẳng trong các tầng lớp và vùng miền đã trở nên bất cập. Vì vậy việc chú trọng trong chính sách đã chuyển sang phát triển phúc lợi và tăng cường tính bình đẳng và điều này đã dẫn đến việc ra đời Đạo luật Lương tối thiểu (1986), Đạo luật Tuyển dụng công bằng (1987) và Đạo luật Xúc tiến việc làm và tái hòa nhập ngành nghề cho người tàn tật (1990) cũng như các biện pháp khác.
Đầu những năm 1990, nhằm giải quyết có hệ thống các vấn đề thất nghiệp do sự trì trệ trong kinh tế, chính phủ đã thông qua một số bộ luật lớn bao gồm Đạo luật Bảo hiểm việc làm (1993), Đạo luật Chính sách tuyển dụng cơ bản (1995) và Đạo luật Xúc tiến Đào tạo ngành nghề (1997), đã tạo nên nền tảng cho các chính sách về lao động.
Trong khủng hoảng tài chính gây ra bởi thiếu hụt ngoại hối trong năm 1997, các khó khăn về tuyển dụng trầm trọng thêm với tỷ lệ thất nghiệp nhất thời tăng vọt tới 8%. Đáp lại, Ủy ban ba bên, thành lập năm 1998, bao gồm đại diện của liên đoàn lao động, chủ lao động và chính phủ, đã hợp tác để đưa ra một Thỏa hiệp Xã hội để vượt qua khủng hoảng kinh tế ở Hàn Quốc. Bằng cách này, cả ba bên đều có thể chung sức để vượt qua khủng hoảng. Cùng với việc thực hiện các đối sách chống lại thất nghiệp tăng cao, chính phủ đã mở rộng cơ sở hạ tầng làm việc bằng cách xây dựng nhiều trung tâm xúc tiến việc làm hơn. Vào tháng 10-1999, chính phủ cũng đã tăng cường mạng lưới an sinh xã hội để đối mặt với nạn thất nghiệp bằng cách tăng bồi thường bảo hiểm lao động cho tất cả mọi lao động bao gồm công nhân thời vụ và làm việc theo ca.
Để đối phó với môi trường việc làm thay đổi nhanh chóng trong thời kỳ tăng trưởng chậm chạp chính phủ đã tích cực theo đuổi các chính sách nhằm tạo thêm việc làm cũng như giảm nhẹ nạn thất nghiệp kể từ khi Chính phủ có nhân dân tham dự của tổng thống Roh Moo-hyun ra mắt. Bên cạnh củng cố mạnh mẽ các ngành đầu tàu tăng trưởng, chính phủ đã cố gắng tạo ra những cải thiện mang tính thể chế bằng cách nới lỏng các luật lệ để tạo ra nhiều việc làm dịch vụ xã hội hơn. Bằng cách giảm giờ làm và tạo nên một hệ thống trợ cấp mới dành cho việc xây dựng một hệ thống làm việc theo ca, chính phủ đã tăng cường nỗ lực để tạo nhiều việc làm hơn thông qua chia sẻ công việc.
Có rất nhiều các nỗ lực khác nhau để cải thiện các dịch vụ hỗ trợ việc làm. Ví dụ các dịch vụ nhắm tới các nhóm dễ bị tổn thương cụ thể, như chương trình YES dành cho giới trẻ. Chương trình Khởi động lại (Restart) dành cho người vô gia cư …v.v… Các kế hoạch hành động cá nhân (IAPs) dành cho những người nhận phúc lợi thất nghiệp đã được mở rộng cho cả giới trẻ và những người có tuổi như là những biện pháp để khuyến khích họ tìm công việc tích cực hơn.
Như vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho việc phát triển năng lực suốt đời, chính phủ đã dần dần mở rộng đầu tư và đào tạo nghề nghiệp nhằm đáp ứng xu hướng sinh sản thấp và lực lượng lao động ngày càng già, rất nhiều biện pháp đã được thực hiện để tăng tỷ lệ việc làm cho phụ nữ. Chúng bao gồm những biện pháp như chống phân biệt đối xử trong tuyển dụng và hỗ trợ hài hòa cuộc sống gia đình và công việc cũng như giải quyết vấn đề về nghỉ tạm thời do mang thai và sinh con. Có rất nhiều các biện pháp khác nhau đã được thực hiện để mở rộng và bình ổn hóa việc làm cho người lớn tuổi như là nới rộng độ tuổi về hưu, cải cách hệ thống tiền lương và giảm phân biệt đối xử đối với tuổi tác.
(Sưu tầm)
 
 
 

(Sưu tầm)

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

  1. In the anastrozole alone group, one additional patient had a grade 4 thromboembolism since the previous report cialis buy online usa

  2. https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Htlfqk Calificaciones Con Propecia Rocjmq Cialis Finasteride With Free Shipping Visa Uzrgjf Priligy Precio Farmacia https://newfasttadalafil.com/ - cialis pills

Viết Bình luận