Ngọc Chiến –Mường La xứ sở còn ngủ quên

        Cuộc sống của mỗi chúng ta luôn đối mặt với những bộn bề, những khó khăn và cả những thử thách. Có những lúc ai đó sẽ nghĩ đến những phút giây chán chường. Những lúc chán nản và bỏ cuộc. Có nhiều người sẽ tìm cho mình những chuyến dã ngoại cùng người thân, những chuyến picnic với bạn bè hay đi chơi với ai đó. Và tôi - Tôi tìm cho mình giải pháp thứ hai. Đó là tìm đến những nơi thanh bình hay cảnh đẹp nào đó để thả hồn vào thiên nhiên. Lấy lại tinh thần để tiếp tục những khó khăn mới. và chuyến đi để lại cho tôi ấn tượng nhiều nhất có lẽ là chuyến công tác về miền Tây Bắc. Trong khuôn khổ hưởng ứng năm du lịch Tây Bắc, chương trình “Famtrip Hà Nội – Ngọc Chiến – Sơn La – Mộc Châu 10-12/12/2016” do Sở Văn Hóa TT & Du Lịch Tỉnh Sơn La kết hợp với CT CPTM và DL Thiên Đường Á Châu tổ chức cho các đơn vị lữ hành du lịch cả nước được tìm hiểu và khảo sát xây dựng tuyến du lịch Tây Bắc mới, Là một thành viên trong chuyến đi Du lịch Miền Đông Dương – Indochina Travelland đã có những trải nghiệm và góc nhìn sâu sắc hơn về tuyến điểm mới này. Tôi là thành viên nhỏ tuổi nhất đoàn từ tuổi nghề tới tuổi đời thay mặt cho công ty tham gia cùng cả đoàn hơn 90 thành viên là các Giám Đốc, Trưởng, Phó Phòng du lịch tại các đơn vị lữ hành trong toàn quốc
           Lên Tây Bắc, Xa rời chốn phồn hoa đô thị. tìm về nơi thanh bình yên ả với những cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng, những con đường đèo ngoát nghỏe, hiểm trở, những vách đá dựng đứng, thưởng thức lời hát Then, những điệu Xòe - một nét văn hóa đặc chưng của cộng đồng các dân tộc nơi đây. Tôi đã được nghe các già làng, trưởng bản kể về mảnh đất Mường La, biết thêm về “dòng suối nóng của đất mẹ” nơi đây, ẩn hiện trong làn khói mờ ảo là vẻ đẹp thuần túy của những cô sơn nữ nét đẹp của tập tục tắm tiên nơi đây, mọi người kể nhiều lắm, nhiều tới mức cuốn băng ghi âm dài cả tiếng đồng hồ đây là lần đầu tiên tôi đc chứng kiến những nét đẹp văn hóa đó ngoài đời thực. 
Đoàn chúng tôi xuất phát từ Hà Nội lúc Thủ Đô còn đang cuộn mình trong tấm chăn ấm dưới tiết trời đông tháng 12. Khi sương đã tan, mặt trời đã lên tới đỉnh đẩu cũng là lúc đoàn tới chặng dừng đầu tiên, chúng tôi di chuyển tới bản văn hóa Nghĩa An, Thị xã Nghĩa Lộ. Đâu đó hai bên đường tôi nghe thấy những tiếng gọi của lũ trẻ chăn trâu cùng tiếng cười, hò vang trong các cuộc đấu “Cù” náo nhiệt, xa xa khu vực huyên náo của tụi con nít vang lên những tiếng ru của “ÊM GIA, ÊM THẢU”
“Ô í lả ô ôiiii… 
Non I lả non non...
Non í lả, lụp sư non í lả non non
Ưi bư non cáy chi tót tà mưng nê, lả lụp sư…. Non iiiii
…..” 
Xen lẫn những âm thanh của tuổi thơ lấp ló đâu đó các nếp nhà sàn xen kẽ những mái nhà lợp Proximang, điều đặc biệt nằm ở kiến trúc những ngồi nhà sàn truyền thống của người Thái nơi đây khiến tôi thắc mắc vì mái nhà được lợp hoàn toàn bằng gỗ, kiểu kiến trúc thường thấy ở cộng đồng dân tộc Dao và H-mông. Qua lời kể của người dân nhà sàn nơi đây sử dụng gỗ Pơ Mu với kiến trúc hoa văn đầu xà, kèo cột khá tinh xảo, nhà có 4 mái và lầu tứ giác hơi khác biệt so với những nhà sàn Thái khác ở Tây Bắc. Pơ Mu là một loại gỗ quý có mùi thơm đặc trưng, vân gỗ đẹp cũng như trọng lượng khác thường của nó và đặc tính không bị mối mọt phá hoại.
Những ngôi nhà Pơ Mu theo năm tháng trải qua nhiều thế hệ, những miếng “ngói” Pơ Mu lâu năm ngả màu đen vẫn bền vững với thời gian, xếp đều tăm tắp trên nóc nhà. Có những mái nhà theo thời gian kết bụi dầy trên khe gỗ làm cho cỏ cây mọc dăng đầy. Những cây gỗ to được dùng dao chẻ ra, không phải dùng đến cưa mà vẫn cứ cho ra những tấm ván thẳng tăm tắp. Gỗ Pơ Mu không dùng cưa xẻ được, nếu xẻ thì dột từ nóc dột xuống, chỉ có bỏ đi thôi. Phải dùng dao chẻ ra thành kẽ, sau đó dùng nêm gỗ tách từng tấm gỗ theo thớ của nó, sẽ dùng được mãi mà không lo hỏng. Làm “ngói” bằng gỗ Pơ Mu cũng là một công trình rất công phu. Chưa hết ngỡ ngàng về vẻ đẹp kiến trúc nơi đây tôi đã bị cuốn theo hương vị của những món ăn được nướng, nấu trên than hồng, tiến gần tới khu vực bếp là các “Noọng nhinh, ải lung, êm pả, êm gia…” mỗi người một việc, người băm thịt, người làm cá, người nhặt rau họ đang cùng nhau chuẩn bị những món ăn đặc sản nơi đây đón tiếp đoàn chúng tôi. 
Sau bữa trưa chúng trôi tiếp tục di chuyển theo QL32 tới xã Tú Lệ thuộc Huyện Văn Chấn, Yên Bái ở nơi đây chúng tôi bắt gặp nhiều hơn những sắc mầu văn hóa của cộng đồng dân tộc H-Mông từ trang phục của đồng bào tới khung cảnh của bản làng nằm cheo leo bên những sườn núi cao, khác hẳn với các bản làng của người Thái thường nằm ở những thung lũng, lòng chảo, gần nguồn các nước… điều mê hoặc tôi là những thửa ruộng bậc thang nằm trên những sườn núi có độ cao trung bình 2.000m so với mặt nước biển gần. Để làm được ruộng ở độ cao này, trước hết phải phát cỏ và các loại cây nhỏ, dọn sạch mặt đất, sau đó dùng cuốc đánh các gốc to rồi tiến hành đào và san. Khó khăn nhất là tạo mặt bằng cho ruộng. Mặt bằng ruộng có liên quan đến việc giữ nước và chia đều nước cho toàn ruộng. Ruộng đạt tiêu chuẩn phải đủ 2 tiêu chí cơ bản là mặt bằng ruộng và nguồn nước ngâm chân cho lúa. Người H-Mông nơi đây đã làm được điều này trong điều kiện hết sức khó khăn để đảm bảo cho việc canh tác lúa nước trên sườn núi và chân các quả đồi. Với gần 40km từ tt.xã Tú Lệ tới ngã 3 đường cắt QL32 với TL.109 đến với Mường La, Sơn La đoàn phải vượt qua con đèo Khau Phạ một trong Tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc. Vượt đèo mờ trong sương trắng là tới đất Mù Cang Chải. Từ đây, cứ từ đèo này qua đèo khác, núi này qua núi khác, chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi của độ cao, hai bên đường là những triền ruộng bậc thang hiện lên hoành tráng giữa bạt ngàn núi rừng Tây Bắc. Tiếp tục di chuyển thêm gần 20 km nữa chúng tôi cũng đã tới được điểm lưu đêm tại bản Lướt, Xã Ngọc Chiến cũng là lúc mặt trời xuống núi, dân bản từ trẻ con đến người cao tuổi kéo nhau về “mó” nước trung tâm bản để sinh hoạt, nơi đây sở hữu mạch suối khoáng nóng tự nhiên. Cả đoàn đã bị hút hồn bời là tục “Tắm Tiên” của đồng bào nơi đây. Tập tục này vốn là nét văn hóa đặc trưng có từ lâu đời của nhiều dân tộc như Thái, Dao, Mường… Sau mỗi buổi lao động về, các chàng trai, cô gái nghỉ chân bên suối, cởi bỏ xiêm y, ngâm mình trong làn nước mát lành giữa thiên nhiên và làm sạch sẽ bụi bặm, trả lại nước da trắng ngần của mẹ, của cha và của tinh hoa núi rừng. Khi đó bao nỗi mệt nhọc sau một ngày dài trôi theo dòng nước, con người như được tiếp thêm nguồn năng lượng mới. Theo lời kể của gia đình bác Chinh là gia đình đi đầu trong việc khai thác tiền năng du lịch cộng đồng bản Lướt chia sẻ: “Từ nhiều năm về trước, khi chưa có sự giao thoa của nhiều nền văn hóa… không gian tắm tiên chỉ là “mó” nước không lớn, Nhiệt độ dòng nước trung bình từ 50°C - 60°C với nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể, trong không gian đó mọi khoảng cách về tuổi tác, trai gái đều rất tự nhiên… để thu hút và đáp ứng nhu cầu khách đến để trải nghiệm người dân đã cho xây dựng các khu vực tắm riêng biệt và khu cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch.” Không chỉ tận mắt nhìn, khám phá những nét văn hóa tăm tiên nơi đây đoàn còn được người dân đón tiếp bằng tình cảm hết sức nồng hậu bằng những món ăn đặc chưng của núi rừng, uống những ly rượi nồng men lá, cùng tham dự tìm hiểu về loại hình nghệ thuật dân gian diễn xướng “Hát Then” vừa bao gồm nhiều yếu tố văn hóa – nghệ thuật lại mang cả yêu tố tâm linh, để rồi kết thúc bằng điệu xòe thể hiện sự đoàn kết thân thiết, gắn bó, sự sẻ chia tập thể, chính từng cái nắm tay trong điệu múa cũng mang đến sự động viên cho mọi người.
Không gian buổi sớm nơi đây sao mà yên tĩnh đến thế. Không khu chợ ồn ào, không xe, không khói bụi, không tiếng ồn đô thị chỉ là cảnh đời thường của người dân. Sau bữa sáng, cả đoàn chia tay dân bản trong cảm xúc lưu luyến để tiếp tục cuộc hành trình đến với Tp.Sơn La. Ở huyện Mường La nói chung và xã Ngọc Chiến nói riêng đoàn chúng tôi may mắn được thăm quan những công trình thủy điện đẹp, lạ như thủy điện Nậm Chiến với thiết kế Vòm nhiều ưu thế về kiến trúc và tải lực “KHỦNG” lần đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam… xuôi theo hạ lưu dòng suối Chiến chúng tôi tới với công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á hay được biết đến cái tên “Thủy điện 6 nhất” đó là thủy điện Sơn La một công trình quan trọng bậc nhất cho sự phát triển của đất nước. 
              Ngược dòng lịch sử trở lại thời kỳ kháng chiến chống Pháp khu di tích Nhà Tù Sơn La nằm tại Tp.Sơn La bây giờ. Nơi đây được thực dân phát cho dậy dựng từ cuối những năm 1908 với tổng diện tích 500m2 là nơi giam cầm các chiến sĩ cộng sản yêu nước. Với mục tiêu đàn áp cuộc cách mạng, thực dân Pháp đã cho xây dựng mở rộng quy mô, tầm cỡ nhà tù lên 2.000m2 vào năm 1930 và đổi tên thành Ngục Tù Sơn La (từ PriSon thành Penten cier). Có mặt ở “địa ngục trần gian” ngày hôm đó, tôi càng hiểu thấu hơn phần nào những nỗi khổ những của các tù nhân chính trị, biết thêm những tội ác của thực dân Pháp gây ra dù chỉ còn lại những phế tích sau lần đánh bom nhằm xóa đi tội ác đã gây ra. Cũng chính nơi ngục tù tăm tối này các chiến sĩ cộng sản đã tổ chức biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, là nơi ươm những hạt giống đỏ để phong trào cách mạng ở Tây Bắc đơm hoa, kết trái sau này. Những nhà lãnh đạo xuất sắc như: Lê Duẩn, Trường Chinh, Tô Hiệu, Văn Tiến Dũng, Xuân Thủy, Trần Huy Liệu, Nguyễn Cơ Thạch, Mai Chí Thọ, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Thế Thiện…đều đã từng bị giam giữ tại đây. Ngoài “Địa ngục trần gian” trong kháng chiến chống Pháp có một tuyến đường vận chuyển lương thực thực phẩm cung cấp cho chiến trường Điện Biên (QL6 ngày nay) con đường này đã chứng kiến nhiều sự hy của quân và dân ta, Đài tưởng niệm liệt sỹ Thanh niên xung phong Cò Nòi là một địa danh lịch sử đã viết lên trang anh hùng ca, hùng tráng của dân tộc Việt Nam. Ngược xuống miền xuôi chúng tôi tiếp tục dừng chân tại Cao nguyên Mộc Châu một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch những năm gần đây với điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng nhiều tài nguyên du lịch đặc thù chỉ nơi đây mới có như các nhà máy chè mang tiêu chuẩn quốc tế, các vườn Mận, Đào, Mơ, khu du lịch nông trường sữa Mộc Châu, các dự án xây dựng như Resort Thảo Nguyên, tổ hợp vui chơi nghỉ dưỡng… đã và đang được nhiều chủ đầu tư như tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Mường Thanh nhắm tới.
             Tại Mộc Châu đoàn chúng tôi đã có buổi tọa đàm cùng đại diện Sở Văn Hóa TT & Du Lịch Tỉnh Sơn La về đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tuyến điểm Ngọc Chiến – Mường La – Mộc Châu. Theo đánh giá tổng kết sau 3 ngày khảo sát, nhiều ý kiến cho rằng đây là tuyến du lịch mang trong mình nhiều tiềm năng phát triển, sản phẩm du lịch mới lạ, cung đường rễ dàng kết nối với các tuyến khác như Cao, Bắc, Lạng, Sapa, Điện Biên, Lai Châu. Điểm đang chú ý nhất cho toàn tuyến thuộc về Huyện Mường La với nhiều nét văn hóa đặc biệt, từ sinh hoạt của người dân tới khung cảnh tại điểm còn nguyên sơ phù hợp với loại hình du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí cuối tuần, du lịch danh lam, thắng cảnh, du lịch lịch sử, sinh thái… đặc biệt với điểm du lịch Ngọc Chiến với một cung đường mới, cùng điểm nhấn là các phong tục truyền thống được lưu giữ sẽ tạo ra những bước đổi mới cho bộ mặt du lịch Mường La nói riêng và toàn tỉnh Sơn La nói chung. Nhưng để “phát triển - bảo toàn” những giá trị văn hóa này cần không ít tâm huyết, sự vào cuộc nghiêm túc và sát sao của các đơn vị liên quan từ khâu quản lý nhà nước phải có những văn bản quản lý phù hợp và kịp thời, các đơn vị lữ hành cũng luôn phải là những “đại sứ du lịch có trách nhiệm” để cùng xây dựng cộng đồng du lịch phát triển, gắn kết khách du lịch với người dân bản địa. Hãy đến với Ngọc Chiến, Đến với Mường La để tận hưởng và hòa mình với thiên nhiên, cảm nhận sâu sắc hơn những nét văn hóa của con người nơi đây.
          Một lần nữa Du Lịch Miền Đông Dương – Indochina Travelland xin cảm ơn sâu sắc tới, Ban chỉ đạo thực hiện Sở Văn Hóa TT & Du Lịch Tỉnh Sơn La, đơn vị tổ chức CT CPTM và Du Lịch Thiên Đường Á Châu – Pattour đã tổ chức thành công chuyến đi “Famtrip Hà Nội – Ngọc Chiến – Sơn La – Mộc Châu 10-12/12/2016”./

Lò Ngọc Duy
TP.Sản Phẩm & Truyền Thông - Indochina Travelland

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

  1. Ckuk Kamagra https://newfasttadalafil.com/ - coupons for cialis 20 mg Oyyzzc cialis vs viagra Lopqtl Ciowur todo sobre viagra https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Ztnbje

Viết Bình luận