"Versailles phiên bản Nga”
Nước Nga du ký- kỳ 2- CHOÁNG NGỢP “VENICE PHƯƠNG BẮC”
NƯỚC NGA DU KÝ- KỲ 3 V- NHÀ THỜ CHÍNH THỐNG GÍAO
Nước Nga du ký- kỳ V- Khám phá "bảo tàng đá quý "
Nếu may mắn đến với Cung điện Mùa hè Peterhof vào đúng 11 giờ trưa hàng ngày, bạn sẽ được thưởng thức bản thánh ca dặt dìu, du dương Hymn to the Great City của Reinhold Glière - được 140 đài phun nước nằm trong khuôn viên mang hơi thở thần tiên này đồng loạt “trình tấu”.
Đắt xắt ra miếng
Tôi phải nhấn mạnh cụm từ “nếu may mắn”, bởi cố đô Saint Petersburg chỉ thực sự khởi động cho một ngày mới vào thời điểm 10 giờ sáng. Và để một đoàn du khách lục tục lên được xe ô tô, di chuyển vài chục cây số qua những con đường nội đô kẹt xe mọi lúc mọi nơi, kiên nhẫn xếp hàng dài vài chục mét chờ đến lượt vào tham quan Cung điện thì khả năng được thưởng thức bản thủy xướng thánh ca độc nhất vô nhị này xem ra rất thấp.
Ở quầy bán vé nằm ngay lối vào, tôi nhìn thấy mức vé 600 ruble khá quen thuộc cho một người lớn, 300 ruble cho học sinh - sinh viên. Lạ một điều là có cả giá vé VIP lên tới 8.000 ruble (khoảng 3,2 triệu đồng) cho một tour khám phá thiên đường quý tộc này. Tò mò hỏi hướng dẫn viên mới biết, 600 ruble chỉ cho phép chúng tôi chiêm ngưỡng phần nội thất chính của Đại Cung điện - nơi các triều đại Nga Hoàng sống đời vương giả, với quần thể Đài phun nước Dũng sĩ Samson rực sỡ sắc vàng, án ngữ ngay phía trước mặt. Nó không bao gồm việc tản bộ trong những khu vườn ngự uyển mênh mông rực rỡ sắc màu cây lá, thưởng lãm những dinh thự nguy nga nằm rải rác trong khuôn viên rộng cả nghìn hécta, mãn nhãn với 139 đài phun nước nhân tạo tân kỳ còn lại, thưởng thức bộ sưu tập nghệ thuật vô cùng đắt giá trong khu vực bảo tàng... - tức là tất cả những yếu tố làm nên một cung điện “Versailles phiên bản Nga” như Nga Hoàng Pie Đại đế (Peter Great) mong muốn. Để khám phá trọn vẹn tất cả những tuyệt tác kiến trúc đó, bạn phải mất dăm ba ngày lang thang, với mức vé vào cửa 8.000 ruble khá đắt đỏ.
Đài phun nước Dũng sĩ Samson - người mạnh nhất từng được mô tả trong Kinh Thánh - mà tôi thỏa sức ngắm nghía là một tổ hợp những pho tượng mạ vàng sáng bóng. Nếu là người say mê những trang thần thoại Hy Lạp, có thể dễ dàng nhận ra những nhân vật quen thuộc được tái hiện, mà ấn tượng nhất là hình ảnh chàng dũng sĩ đang chế ngự con sư tử. Với nguồn nước được dẫn về từ con suối Ropsha cách xa 22km, các đài phun nước nơi đây không hề sử dụng hệ thống bơm thủy lực mà hoàn toàn trông chờ vào áp lực nước tự nhiên, được kiến trúc sư nổi tiếng Partolomeo Rastrelli tính toán và thiết kế vô cùng khoa học. “Lúc mạnh nhất, tia nước phun lên từ miệng con sư tử có chiều cao cực đại 17m” - thông tin cậu hướng dẫn viên cung cấp đã khiến tôi thật sự kinh ngạc.
Nằm ở trung tâm Peterhof, được UNESCO tôn vinh là Di sản văn hóa thế giới, Cung điện Mùa hè từng được bình chọn là một trong bảy địa danh du lịch đẹp nhất nước Nga. Và công trình khởi nguyên - một kiệt tác bằng gỗ không hề dùng tới cưa, đinh, máy móc của hai thợ mộc tài ba đã từng được coi là “kỳ quan thứ tám của thế giới”. Sau khi bị phá bỏ vào năm 1767, công trình chỉ còn một mô hình bằng gỗ, tinh xảo và chi tiết, gợi lại “cuốn từ điển khổng lồ về tất cả thuật ngữ kiến trúc của người thợ mộc Nga” (như Bruce Lincohn - tác giả cuốn Giữa Thiên đường và Địa ngục nhận xét). Cung điện hiện tại là công trình trả lại vẻ đẹp vàng son nguyên sơ của nó, được hoàn thành năm 2009. Được đánh giá là công trình kiến trúc có hình khối “mang hơi thở thần tiên”, từng đại sảnh, cầu thang, căn phòng, món đồ nội thất… đều có thể miêu tả bằng cụm từ chung “đẳng cấp quý tộc”, khi kế thừa, kết tinh những gì tinh túy nhất của nghệ thuật - kiến trúc châu Âu và thổi vào đó nét đẹp văn hóa Nga đậm đặc.
An ninh thắt chặt
Nằm ở trung tâm Peterhof, được UNESCO tôn vinh là Di sản văn hóa thế giới, Cung điện Mùa hè từng được bình chọn là một trong bảy địa danh du lịch đẹp nhất nước Nga. Và công trình khởi nguyên - một kiệt tác bằng gỗ không hề dùng tới cưa, đinh, máy móc của hai thợ mộc tài ba đã từng được coi là “kỳ quan thứ tám của thế giới”... |
Khác với sự đón tiếp thoải mái, nhẹ nhàng của Cung điện Mùa đông, du khách không được phép chụp hình - quay phim, trong suốt quá trình tham quan những căn phòng trang trí cầu kỳ, tinh xảo bên trong Cung điện Mùa hè. Không thể phủ nhận cảm giác choáng ngợp, ngỡ ngàng như đang lạc vào xứ sở thần tiên mà không gian vàng son, rực rỡ này mang lại cho mọi du khách lần đầu được chiêm ngưỡng. Nhưng ấn tượng mà du khách nhận lại, theo cảm nhận của riêng tôi, trong suốt hành trình lại khá nặng nề.
Sắc vàng sáng bóng của thứ kim loại quý hiện diện khắp nơi, trên tay nắm cửa, trên tay vịn cầu thang. Vàng phô bày vẻ quý tộc trên các đồ nội thất, khoe vẻ sang giàu trên trần nhà và dưới sàn nhà. Nhưng không hiểu trước đây, công trình này có phải đối mặt với nạn trộm cắp hoành hành hay không mà giờ được che chắn kỹ càng đến thế? Cánh cửa, tay vịn cầu thang vàng chóe đều được bảo vệ bằng một lớp kính trong suốt rất dày, nghe đâu đạn xuyên không thủng. Những không gian sinh hoạt lưu giữ vẹn nguyên đồ đạc của Hoàng tộc được căng dây cố định và chừa lại một lối đi khá hẹp cho khách tham quan. Thiết bị an ninh được lắp đặt khắp nơi.
Chưa cần sơ suất chạm vào hiện vật, mà chỉ ngó nghiêng một tác phẩm hội họa quá gần, hay đứng cách tủ trưng bày dưới 30cm là đèn đỏ lập tức nhấp nháy, chuông báo động kêu inh ỏi. Đó là còn chưa kể đội ngũ nhân viên - đa phần là phụ nữ trung tuổi với vẻ mặt lạnh tanh hiện diện đầy căng thẳng ở khắp các phòng lớn nhỏ. Họ luôn dành ánh mắt cực kỳ cảnh giác, soi xét từng hành động nhỏ nhất với mỗi du khách. Đặc biệt là với “thể loại” tò mò, thích ngó nghiêng, thỉnh thoảng lại dí mũi vào sát một bức tượng, một tác phẩm hội hoạ như tôi.
Một cảm giác không vui, nhưng sau đó được tôi cố gắng nhìn nhận dưới góc độ tích cực hơn. Biết đâu, tôi sẽ nhớ điểm đến này rất lâu, nhờ thế!
Hồ Cúc Phương
Bài viết cùng danh mục:
- 0 Bình luận