Những tuyệt tác Phật giáo ở Sri Lanka (kỳ 2)

Tượng Phật nằm, Sri Lanka, thời kỳ Kandy, thế kỷ 18.

Gỗ sơn 36,8 × 98,9 × 16,8 cm.

Được mua bằng quỹ do Anna Bing Arnold cung cấp.

Ảnh © Museum Associates / LACMA

Bức tương thứ ba từ Sri Lanka trong bộ sưu tập LACMA mô tả Đức Phật nằm nghiêng về 1 bên và tựa đầu trên tay phải. Được chạm khắc từ gỗ và sơn, tư thế này đại diện cho sự giác ngộ cuối cùng hay còn gọi là niết bàn cuối của Đức Phật, thời điểm mà Đức Phật trong sử thi trút bỏ hình dáng phàm nhân và đạt được niết bàn trọn vẹn, hay còn gọi là sự giải thoát tâm linh. Nguời mặc một chiếc áo choàng mỏng, thân hình mảnh mai và nhẹ nhàng, gần như lơ lửng, như gợi ý rằng Người sắp được giải thoát khỏi cõi vật chất. Đôi mắt được mô tả là mở to và nhìn về phía xa cùng một nụ cười nhẹ nhàng, dấu hiệu cho thấy Người đã sẵn sàng cho sự ra đi của mình. Bệ và chiếc mandorla giống như vầng hào quang bằng gỗ phía sau được trang trí tinh xảo với những bông hoa sơn màu và lá sen, làm tăng thêm cảm giác nhẹ nhàng. Ngày nhập niết bàn của Người là một khoảnh khắc đáng được cử hành và không để tang.

 

Ba tác phẩm điêu khắc Phật giáo Sri Lanka thế kỷ XVIII này có từ thời vương quốc Kandy bảo trợ Phật giáo và ủy thác xây dựng các ngôi đền Phật giáo quan trọng, như Sri Dalada Maligawa, đền thờ Di tích Răng thiêng, ở thành phố Kandy gần hoàng cung. Những hình ảnh này đã đại diện cho sự sùng kính của hòn đảo đối với tư tưởng hòa bình của Phật giáo vào thời điểm các cường quốc thuộc địa châu Âu đang gây áp lực to lớn lên Sri Lanka, trước khi Anh đô hộ hòn đảo này vào năm 1815. Ngày nay, khi Sri Lanka phải vật lộn với hậu quả của bạo lực khủng khiếp được thực hiện nhân danh tôn giáo, những hình tượng đẹp đẽ này của Đức Phật, với thông điệp hòa bình và giải thoát khỏi đau khổ, càng trở nên thấm thía hơn.

Quang cảnh triển lãm: Đảo Ngọc: Nghệ thuật từ Sri Lanka,

Bảo tàng Nghệ thuật Quận Los Angeles. Ảnh © Museum Associates / LACMA

Tổng hợp và ghi chép bởi Diệp Linh

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận