Sri Lanka - Hòn ngọc xanh Ấn Độ Dương - Kỳ 1

ĐÔI NÉT VỀ SRI LANKA  - ĐẢO QUỐC ẤN ĐỘ DƯƠNG

Có lẽ với người Việt Nam, Sri Lanka còn là cái tên mới lạ trong danh sách các địa điểm du lịch, nhưng với đa số du khách khu vực Đông Nam Á, Sri Lanka đã là cái tên quen thuộc, và được mệnh danh với cái tên mỹ miều – “Hòn Ngọc Ấn Độ Dương”.

Cũng như mọi du khách khác, nghĩ nghe tới Sri Lanka, bản thân tôi còn không tưởng tượng ra đất nước đấy ở đâu, dáng hình nó như thế nào. Ấy vậy mà khi tìm hiểu sâu xa hơn, lại thấy rằng đất nước này cũng thú vị đấy chứ.

bản đồ, quốc kỳ và quốc huy Sri lanka

Là một đảo quốc nằm phía Nam và cách Ấn Độ khoảng 30km đường biển, đất nước xinh đẹp này còn được biết đến với cái tên Tích Lan và được coi là cầu nối chiến lược quan trọng giữa Tây Á và Đông Nam Á. Tuy nhiên, với khách du lịch, vẻ đẹp tự nhiên trời phú từ biển đến rừng của Sri Lanka cũng như văn hóa và tôn giáo mới là điểm hấp dẫn, níu chân du khách.

Lịch sử

Ngược dòng lịch sử một chút về thời kỳ Sri Lanka Cổ Đại, vùng đất này được phân chia bởi nhiều tiểu quốc, chia thành nhiều vùng khác nhau. Thời kỳ đó hòn đảo này cũng phải chống trả lại sự xâm lược của vương triều Nam Ấn, và trải qua sự cai trị của triều đại Chola, triều đại Pandya, triều đại Chera và triều đại Pallava. Đến thế kỷ thứ III trước Công Nguyên, đạo Phật được Tỳ kheo Mahinda từ Ấn Độ đưa tới Sri Lanka, cũng từ đó, đạo Phật được truyền bá rộng rãi khắp vùng đất này.

Tượng phật Avukana từ thế kỷ thứ 5

Tua nhanh tới năm 1505, thực dân Bồ Đào Nha đặt chân tới vùng đất này. Thời điểm đó, hòn đảo gồm 3 vương quốc là Yarlpanam ở phía Bắc, Kandy ở vùng Đồi Trung Tâm (High Center) và Kotte ở bờ biển phía Tây.

Năm 1796, Công ty Đông Ấn Anh hoàn thành việc xâm chiếm hòn đảo. Đến năm 1802, tuyên bố Sri Lanka là thuộc địa của Hoàng Gia Anh. Và sự sụp đổ của Vương Quốc Kandy vào năm 1815 khiến cho hòn đảo chính thức bị Đế Quốc Anh đô hộ.

Cuộc đấu tranh giành độc lập của Sri Lanka bắt đầu diễn ra vào thập kỷ 1930, đại diện là “Liên Đoàn Tuổi Trẻ” phản đối lại “Bản ghi nhớ của các vị bộ trưởng”. Áp lực giành độc lập ngày một tăng, và đến ngày 4/2/1948, Thịnh vượng chung Ceylon được thành lập, đánh dấu thời kỳ độc lập của Sri Lanka. Đến năm 1972, Ceylon trở thành một nước cộng hòa trong Khối thịnh vượng chung, chính thức đổi tên thành Sri Lanka.

Văn hóa

Văn hóa Sri Lanka bị ảnh hưởng sâu sắc từ Phật giáo, một tôn giáo quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chính trị, văn hóa và xã hội Sri Lanka trong suốt hàng nghìn năm ( đây là điều dễ hiểu khi Tỳ Kheo Mahinda đưa đạo Phật từ Ấn Độ tới đây vào thế kỷ thứ III trước công nguyên, sau đó phái đoàn của Mahinda đã chiếm được lòng tin của vua Singhalese là Devannampiyatissa xứ Mihintale, vị vua quyết định theo tôn giáo mới và truyền bá nó trong khắp cư dân Sinhala). Chính vì vậy mà tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân Sri Lanka. Cộng đồng phật tử ở đây đa số luôn tổ chức ngày Poya, mỗi lần kéo dài 1 tháng theo âm lịch.

Hòn đảo này còn là cái nôi của 2 nền văn hóa truyền thống: văn hóa Sinhala (tập trung tại các thành phố cổ Kandy và Anuradhapura) và văn hóa Tamil (tập trung tại thành phố Jaffna)

  • Văn hóa Sinhala: bắt nguồn từ người Sinhala là một dân tộc Ấn – Arya (chiếm khoảng 75% dân số Sri Lanka); thể hiện trên ngôn ngữ, di sản lịch sử và tôn giáo. Họ nói tiếng Sinhala, ẤnArya và theo tôn giáo Phật Giáo nguyên thủy, có một số ít theo nhánh Kito giáo hay Hồi giáo. Theo Mahavamsa và Dipavamsa, những tác phẩm do các tăng lữ của Anuradhapura Maha Viharaya viết vào khoảng thế kỷ 3-5 bằng tiếng Pali, người Sinhala là hậu duệ của những người đến từ Sinhapura (Ấn Độ) vào những năm 543 TCN, dẫn đầu bởi hoàng tử Vijaya.
  • Văn hóa Tamil: bắt nguồn từ nghệ thuật và cách sống của người Tamil; thể hiện bằng ngôn ngữ, văn học, âm nhạc, nghệ thuật, ẩm thực, tôn giáo truyền thống và nghi lễ… Văn hóa Tamil gắn bó mật thiết với ngôn ngữ Tamil, được vinh danh trong văn học như “Tamilannai”, “mẹ Tamil”.

Trên thực tế, Đảo quốc Sri Lanka ngoài Phật giáo còn khá nhiều tôn giáo khác; các tín đồ Hindus và Hồi giáo với các ngày lễ riêng; các ngôi đền Ấn độ giáo, nhà thờ Cơ Đốc giáo (đặc biệt là Công Giáo Roma) cũng được xây dựng ở nhiều nơi trên hòn đảo.

đền viharaya

lế hội phật giáo Esala Perahera

Đôi nét về ẩm thực

Xét trên quãng thời gian là thuộc địa Hoàng Gia Anh, cũng như sự xuất hiện của các thương gia và nhà truyền giáo từ Hà Lan, Bồ Đào Nha; không có gì khó hiểu khi nền ẩm thực của Sri Lanka chịu sự ảnh hưởng của phương Tây.

Một bữa ăn điển hình của người Sri Lanka sẽ bao gồm một món chính là cari (làm từ gà, cá, bò, lớn hoặc cừu), một vài món cari khác làm từ rau và đậu lăng, các loại sốt và đặc biệt không thể thiếu một loại sốt cay có tên gọi “samboi”. Nước cốt dừa là một loại nguyên liệu không thể thiếu và nó đem lại hương vị đặc trưng cho nền ẩm thực Sri Lanka.

cari gà Srilanka

Cơm trộn Srilanka

Người Sri Lanka sử dụng các loại gia vị rất tự do và thường không tuân theo một công thức chính xác nào, do đó món cà ri sẽ có sự khác biệt về mùi vị. Một phần do người dân đến từ các vùng khác nhau trên hòn đảo có truyền thống nấu ăn theo những cách khác nhau. Hơn nữa những người dân tộc và các nhóm tôn giáo lại nấu ăn theo phong tục của họ tạo ra sự đa dạng, phong phú, biến chuyển không ngừng cho các món ăn. "Hopper" là một loại món ăn cổ truyền của Sri Lanka, được dùng chủ yếu cho bữa sáng và thường dùng kèm với "Lunu miris". Đây là một loại sốt rất cay làm từ hành đỏ và các loại gia vị. Hopper làm từ bột gạo,  nước cốt dừa và một chút rượu cọ được cho vào tạo vị chua và làm tăng khả năng lên men của bột.

Mặc dù món ăn Sri Lanka tương tự như món ăn miền Nam Ấn Độ ở việc sử dụng ớt, bạch đậu khấu, thìa là, rau mùi và các loại gia vị khác nhưng nó vẫn có mùi vị riêng. Thường thì sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như cá ở vùng biển Maldive. Nói chung món ăn Sri Lanka cay hơn rất nhiều so với món ăn miền nam Ấn Độ. Trong đó, nhiều món ăn Sri Lanka được cho là những món ăn cay nhất thế giới.

Mời quý độc giả đón xem phần 2 "Sri Lanka - Hòn ngọc xanh Ấn Độ Dương"

Tổng hợp từ Wikipedia và internet

 

Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận